Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Là Gì

Hợp Đồng Ủy Thác Đầu Tư Là Gì

Ủy thác đầu tư đang ngày càng trở nên phổ biến. Hình thức đầu tư này mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi và giúp họ tiết kiệm được thời gian, công sức.

Ưu điểm và nhược điểm của ủy thác đầu tư

Cũng giống như các loại hình đầu tư khác, ủy thác đầu tư cũng có những ưu, nhược điểm nhất định.

Lợi nhuận an toàn và ổn định: Khi đặt cạnh việc tự đầu tư thì ủy thác đầu tư mang đến lợi nhuận an toàn và ổn định hơn. Bởi vì, các hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm nên hạn chế được rủi ro.

Danh mục đầu tư đa dạng: Thông thường, nếu muốn đầu tư vào một lĩnh vực bạn sẽ phải chi ra một khoản vốn tương đối lớn. Trong khi đó, cùng với số tiền đó nếu ủy thác đầu tư cho các tổ chức tài chính thì họ có thể giúp bạn phân chia các danh mục đầu tư đa dạng hơn.

Tiện lợi, dễ dàng tiếp cận: Đây chính là điểm sáng của ủy thác đầu tư so với các loại hình khác. Bạn chỉ cần đưa tiền cho các tổ chức, doanh nghiệp để họ giúp bạn đầu tư thay vì dành thời gian nghiên cứu chuyên sâu.

Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có thể sử dụng vốn đi đầu tư nhưng vẫn không xuất hiện trực tiếp. Nhờ đó, nguồn vốn được sử dụng tối ưu, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm áp lực cạnh tranh từ đối thủ.

Mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư vốn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;

Căn cứ vào Luật Đầu tư năm 2020;

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi bên và sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên.

Hôm nay, ngày.. tháng… năm… Chúng tôi gồm có:

Dân tộc:                              Quốc tịch:

...................................................Emai:.....................................................

BÊN NHẬN ỦY THÁC ĐẦU TƯ (BÊN B):...

Bên A và Bên B tùy theo ngữ cảnh sẽ được gọi chung là “Hai Bên” hoặc “Các Bên”.

Sau khi trao đổi, thống nhất, Hai Bên đồng ý ký kết Hợp Đồng Ủy thác đầu tư (“Hợp Đồng”) với các điều khoản và điều kiện dưới đây:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ỦY THÁC ĐẦU TƯ

1.1. Bên A ủy thác cho Bên B thực hiện hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng …do Bên B là chủ đầu tư. Dự án xây dựng này có vị trí…

1.2. Số tiền ủy thác đầu tư là: … đồng (Bằng chữ: …đồng).

1.3. Thời hạn ủy thác đầu tư: … tháng

Từ ngày ..../...../20.... đến ngày ..../...../20....

ĐIỀU 2. PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ CÁCH THỨC THANH TOÁN HỢP ĐỒNG ỦY THÁC ĐẦU TƯ

- Lợi nhuận sẽ được phân chia hàng tháng nếu tháng đó có lợi nhuận. Bên A sẽ được hưởng 90% và bên B được hưởng 10% lợi nhuận. Lợi nhuận hàng tháng được chia vào ngày cuối tháng.

- Trong trường hợp rủi ro, tháng nào bị lỗ thì số lỗ đó được dùng để trừ vào lợi nhuận tháng sau. Phần lợi nhuận còn lại của tháng sau đó mới được dùng để phân chia lợi nhuận cho các bên.

- Lợi nhuận sau khi đã được chia cho Bên B thì sẽ hoàn toàn thuộc về Bên B. Trong trường hợp rủi ro, tài khoản sau đó nếu có bị lỗ thì Bên B cũng không phải bỏ số tiền lợi nhuận đã chia trước đó để bù số lỗ sau này.

Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng

ĐIỀU 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Yêu cầu Bên B cung cấp tài liệu về quyền được nhận ủy thác đầu tư.

- Giám sát kiểm tra Bên B thực hiện hợp đồng.

- Yêu cầu Bên B cung cấp thông tin về việc thực hiện hợp đồng.

- Nghĩa vụ thanh toán chi phí ủy thác cho Bên B theo quy định tại hợp đồng.

- Chuyển vốn cho Bên B như thỏa thuận.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

-  Được nhận chi phí ủy thác theo thỏa thuận.

- Từ chối yêu cầu của Bên A nếu vi phạm quy định của pháp luật.

- Yêu cầu Bên A cung cấp các tài liệu cần thiết để thực hiện hoạt động.

- Thực hiện đúng nội dung cam kết trong hợp đồng.

- Thông báo kịp thời nội dung thực hiện hoạt động đầu tư cho Bên A.

ĐIỀU 4. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản được ghi trong hợp đồng ủy thác đầu tư.

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hòa giải. Trường hợp thương lượng và hòa giải không thành, hai bên có thể giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một (01) bản.

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

Bí quyết để ủy thác đầu tư thành công

Một số bí quyết để giúp nhà đầu tư ủy thác đầu tư thành công:

Nhà đầu tư nên lựa chọn bên nhận ủy thác uy tín, giàu kinh nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động ủy thác đầu tư. Một tổ chức có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư cũng như có trách nhiệm sẽ giúp nguồn vốn của bạn có thể sinh lời tối đa.

Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể là điều kiện giúp các nhà đầu tư thành công khi ủy thác đầu tư. Mặc dù, giao toàn quyền quyết định cho bên nhận ủy thác nhưng bạn cũng nên xác định lĩnh vực đầu tư và tiến độ báo cáo cụ thể để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.

Nhà đầu tư không nên ủy thác đầu tư cho nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm. Bởi vì, hoạt động đầu tư này mang tính chất dài hạn. Việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực sẽ khiến cho nguồn vốn bị chia nhỏ. Bạn dễ bị sa vào những danh mục tăng trưởng ngắn hạn theo xu hướng, không có ích trong tương lai.

Nhược điểm của ủy thác đầu tư

Chọn bên nhận ủy thác uy tín: Bởi vì, toàn bộ hoạt động đầu tư đều được thực hiện bởi bên nhận ủy thác nên bạn cần xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng đối tác uy tín, tin cậy.

Thời gian thu được lợi nhuận tương đối dài: Lợi nhuận thu được từ hoạt động ủy thác đầu tư thường đạt kết quả tốt nhất trong dài hạn.

Không có khả năng kiểm soát vốn: Bên ủy thác đã giao toàn quyền đầu tư cho bên nhận ủy thác nên không được phép đưa ra các quyết định đầu tư.

Do đó, bạn phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp đáng tin cậy để ủy thác đầu tư.

Cần am hiểu về hợp đồng, pháp luật liên quan: Bạn cần tìm hiểu kỹ các nội dung trong hợp đồng và các giấy tờ pháp lý trước khi đi tới thỏa thuận chính thức. Việc này giúp bạn hạn chế được các rủi ro về mặt pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.

Việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm của ủy thác đầu tư giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định phù hợp với số tiền mình đang có.

Nhà đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng trước khi lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp ủy thác

Có những hình thức ủy thác đầu tư nào?

Các hình thức ủy thác đầu tư được phân chia căn cứ theo mức độ chia sẻ rủi ro cùng với quyền và nghĩa vụ giữa các bên:

Tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn tại Taslaw

Công ty luật TasLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về ủy thác, quản lý vốn luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, TasLaw tận tâm cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:

Tư vấn các vấn đề chung về ủy thác

Tư vấn, tham gia chuẩn bị tài liệu và trực tiếp soạn thảo hợp đồng ủy thác quản lý vốn cho Quý khách hàng

Quý khách quan tâm dịch vụ vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH T.A.S

Địa chỉ: số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Ủy thác đầu tư là khái niệm còn khá mới mẻ trong hành lang pháp lý Việt Nam do chưa có các văn bản quy định cụ thể. Tuy nhiên, đây là thuật ngữ được quan tâm đặc biệt vì có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn, lợi nhuận của nhà đầu tư. Vậy ủy thác đầu tư là gì và có nên ủy thác đầu tư không?

Ủy thác đầu tư là khái niệm còn khá mới mẻ.

Ủy thác đầu tư là việc nhà đầu tư (hay còn được gọi là bên ủy thác) bàn giao nguồn vốn cho bên tổ chức, doanh nghiệp (còn gọi là bên nhận ủy thác) để thực hiện đầu tư nhằm mục đích sinh lời. Hai bên thực hiện thỏa thuận, trong đó, bên nhận ủy thác sẽ thay mặt cho bên ủy thác thực hiện các hoạt động kinh tế và chịu mọi rủi ro.

Đồng thời, bên nhận ủy thác có trách nhiệm sử dụng số tiền của bên ủy thác một cách có hiệu quả nhất nhằm thu được mức lợi nhuận cao nhất. Hoạt động ủy thác giữa hai bên sẽ được căn cứ theo ký kết hợp đồng và được quản lý, kiểm soát theo quy định của pháp luật.