Đại Học Sài Gòn Cơ Sở 1 Nguyễn Thông

Đại Học Sài Gòn Cơ Sở 1 Nguyễn Thông

Tham quan không gian phòng học và cơ sở vật chất hiện đại tại trường đại học RMIT Nam Sài Gòn để khám phá những điều gì đang chờ đón bạn.

_Qui Trình Đúc Tượng phật bằng đồng.

Mẫu bằng đất được làm bởi nhà điêu khắc đạt nguyễn.

Một số hình ảnh tượng phật bổn sư các kích thước.

Mầm non Mỹ Sài Gòn (USS) - Cơ sở 2

CSGD Mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

1. Giới thiệu chung về Khoa 1.1. Khoa Công nghệ thông tin (Information Science Faculty): Triết lý giáo dục: “Nhân văn, sáng tạo, khai phóng”

1.1.1 Tóm tắt lịch sử thành lập

Khoa Công nghệ thông tin được thành lập từ năm 2007, tiền thân trước đó là tổ Tin học Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1997. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Khoa Công nghệ thông tin đã góp phần đào tạo hàng trăm giáo viên tin học bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông; đào tạo trên một nghìn kỹ sư Công nghệ thông tin đang làm việc tại các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khoa có 24 cán bộ giảng viên, bao gồm: 3 PGS, 8 Tiến sỹ, 2 NCS trong nước, 3 NCS đang du học, 8 Thạc sỹ và 4 Cử nhân. Khoa còn có đội ngũ 16 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đang công tác tại các phòng ban. Trong số các giảng viên cơ hữu của Khoa có các giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ/tiến sĩ/ hoặc đang làm NCS ở các nước Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Hàn, Ý,…

1.1.3. Mô hình 1.1.4. Các Ngành đào tạo chính Trình độ Đại học: với 02 ngành: Công nghệ thông tin (tuyển sinh từ năm học 2007 - 2008) và Kỹ thuật phần mềm (tuyển sinh từ năm học 2018 - 2019). Trình độ Thạc sĩ: với 01 ngành Khoa học máy tính (tuyển sinh từ năm học 2016 - 2017). 1.1.5. Mục tiêu Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của ngành Công nghệ thông tin. Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và trách nhiệm đáp ứng nhu cầu xã hội và nền kinh tế tri thức. Mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin đạt chuẩn chất lượng cao. - Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2035, là đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin uy tín ở Việt Nam và ngang tầm với các đơn vị đào tạo hàng đầu trong nước, ngành đào tạo đạt chuẩn AUN-QA. 1.1.6. Liên kết Liên kết nghiên cứu: - Các nhóm nghiên cứu của khoa đều có liên kết nghiên cứu cùng các nhóm nghiên cứu tại các đại học Việt Nam và các quốc gia phát triển; tạo các liên kết trong xây dựng đề án, đề tài, và công bố công trình chung. - Không chỉ liên kết các nhóm nghiên cứu mà giảng viên khoa còn liên kết nghiên cứu cùng các doanh nghiệp. Liên kết đào tạo: - Dựa trên nghiên cứu, khoa mời giảng viên từ các quốc gia phát triển đến giảng dạy cho sinh viên. - Khoa đang thực hiện liên kết đào tạo cùng các trường đại học quốc tế. 1.1.7. Học bổng Hàng năm sinh viên có thể tham gia các học bổng: khuyến khích học tập của trường, Nguyễn Hữu Thọ, thắp sáng ước mơ, học bổng từ doanh nghiệp,… và tham gia xin học bổng học sau đại học tại các nước phát triển. 1.2. Khoa Giáo dục Mầm non (Preschool Education Faculty) Triết lý giáo dục: “Yêu thương, trí tuệ, tiến bước” 1.2.1. Tóm tắt lịch sử thành lập Tiền thân là Trường Sư phạm Mẫu giáo được thành lập vào ngày 05/02/1976. Ngày 05/06/1989, Trường Trung học Sư phạm Mầm non được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai trường là Trường Sư phạm Mẫu giáo và Trường Sơ học nuôi dạy trẻ. Ngày 25/04/2007, Trường Trung học Sư phạm Mầm non sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ chí Minh nâng cấp và đổi tên thành Trường Đại học Sài Gòn. 1.2.2. Đội ngũ giảng viên Khoa bao gồm 19 giảng viên (4 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 2 giảng viên đang làm Nghiên cứu sinh, 12 giảng viên có trình độ Thạc sĩ và 1 giảng viên đang học Cao học) và 5 chuyên viên (2 chuyên viên có trình độ Thạc sĩ, 1 chuyên viên đang học Cao học và 2 chuyên viên có trình độ Đại học). 1.2.3. Các Ngành đào tạo chính: Trình độ Đại học: Giáo dục Mầm non 1.2.4. Mục tiêu Mục tiêu chung: Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, đảm bảo đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển về giáo dục – đào tạo của Trường Đại học Sài Gòn nói riêng và của Thành phố nói chung. Mục tiêu cụ thể: - Đến năm 2025, phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục uy tín trong Thành phố và cả nước, đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN. - Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2035, phát triển về hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu, tư vấn, trao đổi chuyên gia Giáo dục Mầm non và có thể tham gia đào tạo giáo viên mầm non có học vị thạc sĩ. 1.3. Khoa Khoa học Môi trường Triết lý giáo dục: “Trách nhiệm, thành thạo, sáng tạo, hiệu quả vì sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” 1.3.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 26/7/2007 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành. 1.3.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 14 cán bộ, giảng viên, bao gồm: 2 Phó Giáo sư, 4 tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 4 thạc sĩ và 1 cử nhân. 1.3.3. Các Ngành đào tạo chính: đào tạo Cử nhân ngành Khoa học môi trường và Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường. 1.3.4. Mục tiêu Mục tiêu chung: Đào tạo nguồn nhân lực ngành Môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, giỏi về kỹ thuật, có cách suy nghĩ xanh để xây dựng một xã hội xanh bền vững. Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xanh thân thiện môi trường vào giải quyết các vấn đề môi trường. Mục tiêu cụ thể: đến năm 2025 trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng cao. Đến năm 2035 là đơn vị đào tạo ngành môi trường tiên tiến, có uy tín trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. 1.4. Khoa Luật Triết lý giáo dục: “Công tâm, công lý” 1.4.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 26/08/2009 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành. 1.4.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có tổng cộng 11 giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 Phó giáo sư, tiến sĩ; 2 tiến sĩ; 4 thạc sĩ đang theo học nghiên cứu sinh và 4 thạc sĩ. 1.4.3. Các Ngành đào tạo chính: đào tạo Cử nhân ngành Luật học. 1.4.4. Mục tiêu: Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Có kiến thức cơ bản về pháp luật, có kỹ năng thực hành nghề luật, có khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. 1.5. Khoa Ngoại ngữ Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập” 1.5.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Tiền thân Khoa Ngoại ngữ là Ban Ngoại ngữ - Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1976. Thời kì đầu thành lập, Khoa đã đào tạo ngành Sư phạm tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Năm 2017 cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Sài Gòn, Ban được nâng cấp thành Khoa. 1.5.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 4 tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 30 thạc sĩ. 1.5.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh. 1.5.4. Mục tiêu Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà giáo, và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Đáp ứng các quy định và yêu cầu về kiến thức (kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ), về kỹ năng, về thái độ đối với người học tốt nghiệp theo đúng chuẩn đầu ra của ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, đảm bảo tỉ lệ khoảng 80% sinh viên ra trường có khả năng thích ứng với công việc thuộc chuyên ngành đào tạo. 1.5.5. Học bổng Học bổng khuyến học cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập (hàng năm có trên dưới 10 suất học bổng, trị giá 1.000.000 VNĐ/ suất). 1.6. Khoa Quan hệ quốc tế (The faculty of International Relations) Triết lý giáo dục: “Rèn luyện tư duy khoa học, kĩ năng và đạo đức nghề” 1.6.1. Tóm tắt lịch sử thành lập Tiền thân Khoa Quan hệ quốc tế là Khoa Việt Nam học – Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là một trong những khoa đầu tiên ngoài sư phạm của Trường Đại học Sài Gòn. Khoa thành lập tháng 3/2006 theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 6/2007, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn quyết định sát nhập Khoa Việt Nam học, Lịch sử, Địa lí, Ngữ Văn thành Khoa Sư phạm Khoa học xã hội. Đến tháng 4/2008, bộ môn Việt Nam học được tách ra từ Khoa Sư phạm Khoa học xã hội tái thành lập Khoa Việt Nam học theo Quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn. Tháng 8/2008 để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về du lịch của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, Khoa Việt Nam học được đổi tên thành Khoa Văn hóa – Du lịch. Tháng 4/2015, sau khi Khoa có quyết định đào tạo thêm 01 ngành học mới (Cử nhân Quốc tế học), Khoa chính thức đổi tên thành Khoa Quan hệ quốc tế cho đến nay. 1.6.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa có 19 cán bộ, giảng viên cơ hữu trong đó có 1 Phó giáo sư, 7 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 9 Thạc sĩ và 1 Cử nhân. 1.6.3. Các Ngành đào tạo chính: ngành Việt Nam học và ngành Quốc tế học. 1.6.4. Mục tiêu Khoa Quan hệ quốc tế có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc khối ngành ngoài sư phạm với hai ngành học Việt Nam học và Quốc tế học; cung cấp kiến thức chuyên ngành Việt Nam học và Quốc tế học có định hướng các nghiệp vụ liên quan. Việt Nam học: nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam, định hướng các nghiệp vụ: Văn hóa – Du lịch, Hướng dẫn viên du lịch, Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn,… Ngành Quốc tế học: nghiên cứu về văn hóa, chính trị, xã hội quốc tế; định hướng các nghiệp vụ Truyền thông PR, Tổ chức sự kiện,… 1.7. Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội Triết lý giáo dục: “Vững chuyên môn, sống nhân văn, tự tin sáng tạo” 1.7.1. Tóm tắt lịch sử thành lập Năm 1972, Trường Cao đẳng Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam được thành lập ở khu vực Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), lúc đầu chỉ có 2 ban Xã hội và Tự nhiên. Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội là một trong những khoa đầu tiên được thành lập, đồng hành cùng với sự phát triển Trường Đại học Sài Gòn từ năm 2007 đến nay. 1.7.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 32 cán bộ, giảng viên (30 giảng viên, 2 chuyên viên) trong đó có 5 PGS.TS, 16 Tiến sĩ, 6 ThS.NCS, 4 Thạc sĩ, 1 cử nhân chuyên viên văn phòng (đang theo học cao học). 1.7.3. Các Ngành đào tạo chính: Ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử và ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý. 1.7.4. Mục tiêu Nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cử nhân sư phạm, giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Hiện nay, Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường cung ứng đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các bậc học cho TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước. 1.8. Khoa Điện tử – Viễn thông Triết lý giáo dục: “Rèn đức, luyện tài, vững bước, hội nhập” 1.8.1. Tóm tắt lịch sử thành lập: Thành lập vào ngày 01/10/2010 do Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn ký quyết định ban hành. 1.8.2. Đội ngũ giảng viên: Khoa hiện có 28 người. Trình độ chuyên môn (học hàm, học vị) có: 8 Tiến sĩ; 19 Thạc sĩ (bao gồm 8 NCS) và 1 Cử nhân (đang học cao học).

Chi bộ Đảng Công đoàn & Đoàn TN Khoa

Bộ môn Truyền số liệu & Mạng máy tính