Bàn học tiếng Anh là desk, phát âm chuẩn IPA là /desk/, cùng tìm hiểu các ví dụ, từ vựng và đoạn hội thoại có sử dụng từ bàn học bằng tiếng Anh tại đây nhé.
Từ vựng liên quan đến từ bàn học trong tiếng Anh
Tìm hiểu một số cụm từ đi với từ vựng bàn học bằng tiếng Anh.
Ngay bên dưới đây hoctienganhnhanh.vn đã tổng hợp một số từ vựng tiếng Anh có liên quan đến từ bàn học (desk) trong bài học từ vựng "bàn học tiếng Anh là gì", mời các em cùng tham khảo thêm để mở rộng vốn từ của mình nha.
Đoạn hội thoại song ngữ sử dụng từ Desk - Bàn học
Để có thể hiểu rõ cách sử dụng từ desk (bàn học) trong giao tiếp hàng ngày, mời các em cùng theo dõi hai đoạn hội thoại song ngữ dưới đây nhé!
Mai: Oh, it looks like you have a new desk, right? (Ồ, hình như cậu có bàn học mới đúng không?)
Lan: That's right, because I studied well last school year, so my grandparents rewarded me a new desk. (Đúng rồi nè, vì năm học vừa qua mình học tốt nên ông bà ngoại đã thưởng cho mình một chiếc bàn học mới.)
Mai: This desk looks so cute, it also has the pink color that you likes. (Chiếc bàn học này trông thật dễ thương, nó còn màu hồng mà cậu yêu thích).
Lan: That's right, you know, it also has 2 small drawers and a bookshelf (Đúng rồi nè, cậu không biết đâu, nó còn có 2 ngăn kéo nhỏ và kèm theo cả giá sách nữa nè).
Mai: I wish I had a beautiful desk like yours. (Ước gì mình cũng có chiếc bàn học đẹp như của cậu).
Mom: Your birthday is coming, what gift do you want to get? (Sắp tới sinh nhật của con rồi, con muốn nhận được quà gì nào?).
Con gái: I want a new desk, is that possible, mom? (Con muốn có một chiếc bàn học mới, có được không mẹ?)
Mom: Okay, as long as you like (Được chứ, miễn là con thích).
Con gái: I want a blue desk with a bookshelf. (Con muốn có một chiếc bàn học màu xanh da trời kèm theo chiếc giá sách).
Mom: This afternoon, we will go to the store to choose your favorit desk! (Chiều nay, chúng ta cùng tới cửa hàng để chọn chiếc bàn mà con thích nhé!).
Con gái: Great, thank you mom! (Thật tuyệt vời, con cảm ơn mẹ nhiều!).
Qua bài viết trên, hoctienganhnhanh.vn đã chia sẻ kiến thức bàn học tiếng Anh là gì, cách phát âm chuẩn từ desk và một số ví dụ, từ vựng có liên quan, hy vọng các em học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với bài viết này.
Nếu muốn nâng cao vốn từ của mình hãy thường xuyên ghé thăm chuyên mục từ vựng tiếng Anh của chúng tôi nhé vì các bài học mới sẽ được cập nhật đều đặn mỗi ngày.
Khái niệm quan hệ pháp luật. Nội dung, khách thể, chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? Các loại quan hệ pháp luật. Ví dụ về quan hệ pháp luật. Tìm hiểu ngay.
Quan hệ pháp luật là khái niệm trung tâm của hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, biểu thị mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong đó, các bên tham gia vào quan hệ này có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được pháp luật bảo vệ và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu cần thiết.
V. Các câu hỏi liên quan đến quan hệ pháp luật
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong các quan hệ này, các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
2. Những yếu tố nào cấu thành quan hệ pháp luật?
Quan hệ pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố chính sau đây:
3. Quan hệ pháp luật được phân loại như thế nào?
Quan hệ pháp luật được phân loại cụ thể như sau:
4. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
Các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật được gọi là chủ thể, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước.
5. Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
Trong quan hệ pháp luật, đối tượng mà các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hướng đến và cần phải bảo vệ là khách thể, có thể là tài sản, hành vi, quyền nhân thân.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
I. Khái niệm quan hệ pháp luật là gì?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Trong các quan hệ này, các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Khái niệm quan hệ pháp luật không chỉ giới hạn ở một lĩnh vực pháp luật cụ thể mà bao gồm các lĩnh vực khác nhau như dân sự, hình sự, hành chính, lao động…
Quan hệ pháp luật được cấu thành từ ba yếu tố chính sau đây:
Các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật được gọi là chủ thể, có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước.
Chủ thể của quan hệ pháp luật có hai loại chính là:
Để trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật, cá nhân hoặc tổ chức phải có năng lực pháp luật (khả năng có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật) và năng lực hành vi (khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ này một cách hợp pháp).
Trong quan hệ pháp luật, đối tượng mà các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hướng đến và cần phải bảo vệ là khách thể, có thể là:
Khách thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung của quan hệ pháp luật và là yếu tố mà các bên cần bảo vệ hoặc thực hiện.
Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật cuối cùng là nội dung, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia. Đây là yếu tố quyết định bản chất và mục đích của quan hệ pháp luật.
Nội dung của quan hệ pháp luật thường được xác định dựa trên các quy định pháp luật cụ thể, như hợp đồng, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hoặc các quy định về trách nhiệm dân sự.
Phân loại quan hệ pháp luật là quá trình phân chia các mối quan hệ pháp lý thành các nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định.
Việc phân loại quan hệ pháp luật không chỉ giúp hiểu rõ về bản chất của từng mối quan hệ mà còn hỗ trợ áp dụng pháp luật một cách chính xác, minh bạch. Điều này góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân và tổ chức trong các tình huống pháp lý khác nhau.
Dưới đây là các phương pháp phân loại phổ biến của quan hệ pháp luật:
➧ Quan hệ pháp luật dân sự: liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng, thừa kế và quyền nhân thân. Đây là quan hệ giữa các cá nhân hoặc tổ chức mà pháp luật dân sự điều chỉnh.
➧ Quan hệ pháp luật hình sự: phát sinh khi có hành vi phạm tội, mối quan hệ này là giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự của người vi phạm thông qua quá trình điều tra, truy tố và xét xử.
➧ Quan hệ pháp luật hành chính: quan hệ này xuất hiện trong quá trình quản lý nhà nước, thường là giữa cơ quan nhà nước với cá nhân/tổ chức trong việc thực thi quyền hành pháp.
➧ Quan hệ pháp luật lao động: phát sinh từ các giao dịch lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, liên quan đến quyền và nghĩa vụ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc…
➧ Các quan hệ pháp luật khác: bao gồm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật quốc tế…
2. Theo tính chất của quan hệ pháp luật
Phân loại này tập trung vào bản chất của quan hệ pháp luật, bao gồm:
➧ Quan hệ pháp luật tài sản: bao gồm các quan hệ liên quan đến quyền sở hữu và nghĩa vụ tài chính, như mua bán, thuê mướn tài sản, cho vay, tranh chấp quyền sử dụng đất.
➧ Quan hệ pháp luật nhân thân: liên quan đến các quyền không thể chuyển nhượng của các chủ thể, như quyền liên quan đến nhân phẩm, danh dự, quyền được bảo vệ đời tư.
3. Theo hình thức bảo vệ quyền lợi pháp lý
Dựa trên hình thức mà quyền lợi của các bên được bảo vệ có thể phân chia thành:
➧ Quan hệ pháp luật tự nguyện: các chủ thể tham gia tự nguyện thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà không cần sự can thiệp của cơ quan nhà nước, ví dụ như ký kết hợp đồng.
➧ Quan hệ pháp luật bắt buộc: phát sinh do yêu cầu của pháp luật, buộc các chủ thể phải tuân thủ mà không phụ thuộc vào sự tự nguyện, ví dụ như nghĩa vụ tuân thủ luật giao thông hoặc nghĩa vụ quân sự.
➧ Quan hệ pháp luật: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai cá nhân A và B được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng chuyển nhượng, theo đó:
Đây là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.
➧ Cơ sở pháp lý: Quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2024 và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên có thể tự thương lượng, hòa giải hoặc đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.