Tốc Độ Tăng Trưởng Grdp 9 Tháng Đầu Năm 2023

Tốc Độ Tăng Trưởng Grdp 9 Tháng Đầu Năm 2023

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của tỉnh ước đạt 7,03%; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 5,12%; khu vực dịch vụ tăng 8,64%; khu vực nông nghiệp tăng khoảng 5,88%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng khoảng 6,94%.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

Toàn cảnh hội nghị Năm 2022, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong ngành đối với từng nhiệm vụ... Qua đó, một số chỉ tiêu của ngành Xây dựng năm 2022 (so với cùng kỳ năm 2021) đã đạt kết quả tích cực.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước đạt 8 - 8,5%. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7%, tăng 1,2% so với năm 2021. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; tỷ lệ lập quy hoạch phân khu đối với 22 đô thị loại I, 2 đô thị đặc biệt đạt khoảng 79%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 25,5m2 sàn/người, tăng 0,5m2 sàn/người so với năm 2021. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 94,2%, tăng 2,2% so với năm 2021. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống còn 16,5%, giảm 0,7% so với năm 2021. Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom xử lý đạt khoảng 15%...

Về vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất xi măng ước đạt sản lượng sản xuất 85,36 triệu tấn, giảm 9,92% so với năm 2021, tiêu thụ 87,31 triệu tấn, giảm 9,81% so với năm 2021. Sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 471,5 triệu mét vuông, tăng 8,39% so với năm 2021, sản lượng tiêu thụ khoảng 459 triệu mét vuông, tăng 16,2% so với năm 2021...

Trong năm 2022, Bộ đã trình Chính phủ báo cáo Quốc hội hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và được đưa vào Chương trình xây dựng luật năm 2023, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ năm, thông qua tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV. Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 'Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030'...

Bộ đã phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, theo đó, đã có đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; chỉ ra một số tồn tại của thị trường bất động sản Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thị trường phát triển an toàn, lành mạnh...

Năm 2023, Bộ Xây dựng đặt chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng về xây dựng đạt 6,5 - 7%. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị ước đạt 42,6%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 96%. Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống khoảng 16%. Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải đạt khoảng 17%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 26m2 sàn/người. Sản lượng sản xuất xi măng khoảng 93,13 triệu tấn...

Trước đây thị xã Phú Mỹ là vùng đất của đầm lầy, phèn chua, ngập mặn. Nhưng hôm nay vùng đất này là đô thị cảng biển, công nghiệp lớn nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với Cái Mép - Thị Vải - một trong hai cảng cửa ngõ đặc biệt.