Tập Đoàn Marriott Ở Việt Nam

Tập Đoàn Marriott Ở Việt Nam

Vinpearl Landmark 81 Autograph Collection (hiện đang là Vinpearl Luxury Landmark 81) sẽ được triển khai hợp tác quản lý trong năm nay

TLC Lighting tuyển đại lý – nhà phân phối toàn quốc

TLC Lighting tìm kiếm ĐẠI LÝ – NHÀ PHÂN PHỐI các dòng đèn LED dân dụng và công nghiệp trên toàn quốc Khu vực ưu tiên: Tuyển đại lý trên toàn quốc, ưu tiên các tỉnh: Điện Biên, Quảng Nam, Nam Định,...

Trong những năm gần đây, tập đoàn Vingroup đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Tập đoàn Vingroup còn được biết đến như một tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý đọc giả những thông tin đầy đủ về tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam và doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tập đoàn Vingroup liên tục được vinh danh khi giữ vững vị trí thứ 6/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (theo VNR500 – Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) và giữ vị trí thứ 1/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, sánh ngang với các tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vingroup hoạt động trong 3 lĩnh vực cốt lõi:

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất – chuẩn quốc tế và mang lại những trải nghiệm chưa từng có về một phong cách sống thông minh, hiện đại. Vingroup tạo nên những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất.

Ở cả 3 lĩnh vực trên, Vingroup đều chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt xu hướng tiêu dùng.

Quy mô của tập đoàn Vingroup phát triển không ngừng qua từng năm. Tính đến Quý I/2021, tổng doanh thu thuần hợp nhất của tập đoàn đạt 23.294 tỷ đồng, tăng mạng 52% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiếp tục bàn giao và ghi nhận doanh thu tại 3 đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Smart City và Grand Park.

Thương hiệu Vinhomes đang sở hữu và quản lý hơn 40 dự án bất động sản trên toàn quốc.

Không chỉ đơn thuần kinh doanh căn hộ nhà ở, Vingroup còn tạo dựng tiêu chuẩn sống đồng bộ với hệ sinh thái khép kín cung cấp đầy đủ những tiện ích.

Chuỗi đô thị mang thương hiệu Vinhomes của tập đoàn Vingroup là các đô thị được bình chọn là “đáng sống nhất Việt Nam”.

THE BEVERLY VINHOMES GRAND PARK

SHOPHOUSE THE ORIGAMI VINHOMES GRAND PARK

THE ORIGAMI VINHOMES GRAND PARK

NHẬN CHO THUÊ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG TẠI DỰ ÁN VINHOMES GOLDEN RIVER

THE RAINBOW VINHOMES GRAND PARK

Địa chỉ: Đường Nguyễn Xiển – Phước Thiện, Phường Long Bình, Quận 9

Loại hình sản phẩm: Căn hộ – shophouse

Vincom Retail là nhà phát triển BĐS bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Vincom Retail cũng là thương hiệu vận hành, quản lý và phát triển hệ thống trung tâm thương mại mua sắm giải trí Vincom.

Các TTTM mang thương hiệu Vincom được phủ sóng dày đặc khắp Việt Nam. Vincom mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm, dịch vụ, giải trí đẳng cấp và sang trọng.

Vinpearl là thương hiệu hàng đầu Việt Nam về tổ hợp khách sạn, resort, biệt thự đẳng cấp, khu vui chơi giải trú chuẩn 5 sao quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái đồng bộ của Vingroup còn đáp ứng nhu cầu về y tế, giáo dục, tiêu dùng như VinMec, Vinschool và VinMart.

Vinmec là một trong những hệ thống y tế đạt chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam.

Vinmec hướng tới mục tiêu trở thành hệ thống chăm sóc sức khoẻ hàng đầu cho người Việt.

Vinschool là hệ thống giáo dục liên cấp theo chuẩn quốc tế: mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Vinschool hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường học đường chuẩn quốc tế cho người Việt, là “Nơi ươm mầm tinh hoa”.

VinTech được thành lập từ năm 2018  với mô hình quản trị holdings bao gồm nhiều công ty công nghệ, viện nghiên cứu và phòng lab sáng tạo

Vinfast – Vinfast là thương hiệu sản xuất ôtô và xe máy điện thuộc tập đoàn Vingroup.

Đặt khách hàng là trọng tâm, các mẫu xe của Vinfast được ứng dụng những công nghệ ưu việt hàng đầu thế giới như AI, máy học và học sâu cùng các tính năng tự hành cấp độ cao.

Vinfast mang lối thiết kế sang trọng cùng khoang nội thất được chăm chút từng chi tiết.

Độ an toàn mang đẳng cấp quốc tế nhờ trang bị các tính năng an toàn để bảo vệ khách hàng.

Tập đoàn Vingroup đang kinh doanh tập trung ở ba nhóm lĩnh vực cốt lõi là Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại và Dịch vụ, do đó, các trung tâm lợi nhuận độc lập (P&L) điều hành tự chủ, hạch toán riêng và đều tự chịu trách nhiệm về kế hoạch và kết quả kinh doanh

Hiện nay hội đồng quản trị của Vingroup có 9 thành viên gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch, 3 thành viên HĐQT độc lập.

Ông Phạm Nhật Vượng đã được bầu vào Hội đồng quản trị Vingroup từ năm 2002.

2011, ông chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến nay. Tính cả trong & ngoài nước ông đã có vô vàn thành tích kinh doanh đáng nể.

Chính ông là người sáng lập, phát triển 2 thương hiệu Vincom và Vinpearl vô cùng thành công. Ông Phạm Nhật Vượng là người Việt đầu tiên được công nhận là tỷ phú thế giới bởi tạp chí Forbes (Mỹ)

Hội đồng quản trị độc lập ngoài ông Lê Khắc Hiệp còn có ông Marc Villiers Townsend, ông Ling Chung Yee Roy. Ông Joseph Raymond Gagnon là thành viên hội đồng quản trị cách đây 8 năm.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN (Électricité du Vietnam) thuộc Bộ Công Thương là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do Trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Có những thông tin cho rằng EVN đang độc quyền thị trường điện tại Việt Nam, nhưng thực ra thông tin này là không chính xác. EVN chỉ độc quyền hệ thống truyền tải (tại mọi quốc gia, để đảm bảo an ninh năng lượng, Nhà nước đều phải nắm giữ, điều hành việc truyền tải điện). Còn về sản xuất điện thì EVN chỉ nắm 1/3, và đặc biệt là EVN không được quyền định giá điện mà mức giá này do Bộ Công Thương quyết định. Như vậy ở Việt Nam, bản chất là Nhà nước nắm độc quyền ngành điện (còn EVN chỉ là đơn vị được Nhà nước ủy quyền thực hiện việc độc quyền đó). Thực tế giá điện của Việt Nam đang được Nhà nước quy định ở mức thấp hơn chi phí sản xuất (chấp nhận để EVN chịu lỗ) nhằm thực hiện an sinh xã hội, kiềm chế lạm phát và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nếu bỏ độc quyền Nhà nước để chuyển sang thị trường hoá - tư nhân hóa ngành điện thì sẽ thu hút thêm đầu tư tư nhân, nhưng ngược lại, tư nhân sẽ đòi hỏi lợi nhuận và toàn bộ phần này sẽ được cộng vào giá điện, người tiêu dùng Việt Nam sẽ phải trả giá điện cao hơn. Tại nhiều quốc gia khi tư nhân hoá ngành điện, người dân thường mong giá điện sẽ giảm khi không còn độc quyền Nhà nước, nhưng thực tế không phải vậy: Giá điện chắc chắn sẽ tăng khi thị trường hoá hoàn toàn. Đó là chưa kể đến các rủi ro về an ninh năng lượng, giá điện tăng đột ngột khi có thiên tai, hoặc vùng sâu vùng xa không được cấp điện do không đem lại lợi nhuận cho tư nhân[3]

Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, điều độ, mua bán buôn điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Tập đoàn đầu tư xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện lưới phân phối, điều độ vận hành điện lưới quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia, đảm bảo cung cấp điện thực hiện kế hoạch vận hành theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện. Năm 1994 cũng là năm đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Năm 2010 (ngày 25/6/2010) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát.

Chủ sở hữu vốn điều lệ của EVN là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, Chủ sở hữu vốn của EVN là Chính phủ Việt Nam (Bộ Công Thương) quản lý.

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty nhà nước độc quyền sở hữu toàn bộ ngành dọc bao gồm các nhà máy điện lớn ở Việt Nam, toàn bộ lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối đến các hộ dân. Các công trình tiêu biểu trong giai đoạn này bao gồm:

Năm 2006 Doanh thu của EVN là 44920 tỷ đồng.

Năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty mẹ - công ty con được phép kinh doanh đa ngành thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giai đoạn này EVN từng bước tách bạch các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối trong mô hình kinh doanh ngành điện, xây dựng và phát triển thị trường điện ở Việt Nam. Cùng với phong trào đầu tư đa ngành đa nghề của các Doanh nghiệp Việt Nam cuối những năm thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, EVN bước vào các sân chơi đầu tư tài chính, viễn thông, bất động sản...

Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế 2007 - 2008 và 2012 - 2013, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng như năng lực quản lý của các doanh nghiệp nhà nước nên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác ngoài điện lực mà EVN đầu tư mất dần các lợi thế cạnh tranh ban đầu và rơi vào suy thoái - kinh doanh lỗ triền miên. Tập đoàn đã phải thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực Viễn thông - Tài chính - Bất động sản. Xung quanh vấn đề này xuất hiện rất nhiều ý kiến phê bình trong xã hội và thông tin đại chúng về việc hiệu quả đầu tư đa ngành đa nghề của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước nói chung và EVN nói riêng.

Thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện Việt Nam, EVN đã thành lập và chia tách dần thành các công ty con (hoặc cổ phần hóa) tham gia trong dây chuyền sản xuất-kinh doanh điện năng của ngành điện Việt Nam. Một số mốc quan trọng:

Hiện nay chỉ các nhà máy thủy điện có ý nghĩa chiến lược đa mục tiêu (phát điện - chống lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yaly, Trị An...) thì EVN mới thành lập các công ty con (nắm giữ 100% vốn) trực thuộc. EVN tiến hành cổ phần hóa từng bước các công ty phát điện và Tổng Công ty Phát điện. Năm 2020, tỷ lệ tổng công suất nguồn điện (nhà máy điện) do EVN nắm giữ chỉ còn 55% tổng công suất nguồn điện của cả Việt Nam.

Đề án nghiên cứu tách độc lập bộ phận điều hành hệ thống điện Quốc gia đang được triển khai để trình Chỉnh phủ phê duyệt lộ trình thực hiện.

Và các Ban tham mưu trực thuộc Cơ quan Tập đoàn.

- EVN và Chính phủ Việt Nam chưa phân định rõ các trách nhiệm xã hội và trách nhiệm kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước để có các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động theo từng lĩnh vực mà EVN được giao nhiệm vụ phải thực hiện.

- Bộ máy lớn, cồng kềnh phải được cải tổ và phân chia hoạt động rành mạch ở các bộ phận khác nhau.

- Dịch vụ khách hàng đã thay đổi tích cực hơn rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn trường hợp nhỏ lẻ gây bức xúc.

- Việc mua bán điện và điều độ huy động các nhà máy điện bên ngoài EVN còn chịu nhiều tai tiếng về kém minh bạch, EVN hỗ trợ các nhà máy điện trực thuộc nhiều hơn so các nguồn điện độc lập bên ngoài.

Biểu tượng chính của biểu trưng là ba ngôi sao 4 cánh lồng vào nhau cùng nằm trong hình khối tròn. Trong đó ngôi sao màu vàng nằm ở trung tâm, tiếp đến là ngôi sao màu đỏ và ngoài cùng là ngôi sao màu xanh dương.

Màu sắc cơ bản được sử dụng làm nguyên liệu thiết kế bộ cờ là 3 màu đang được sử dụng trong Logo EVN: Màu vàng, màu đỏ, màu xanh lam. Trong đó màu xanh lam được sử dụng làm phông nền chủ đạo, ngôi sao 4 cánh nằm trung tâm trên nền trắng của hình địa cầu bên ngoài.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2013, mẫu lá cờ EVN được thống nhất và được triển khai sử dụng tai các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, lá cờ hiếm khi được sử dụng bên ngoài các cơ sở lớn và các sự kiện đặc biệt.[4]