{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
Tứ đại thiên vương từ đâu mà ra?
Những người hâm mộ Tượng Kỳ có thâm niên đều biết rằng vào những năm 1930, sở giáo dục tỉnh Quảng Đông đã tổ chức giải tượng kỳ cá nhân cấp tỉnh, một trong những giải tượng kỳ lớn nhất vào thời đó. Sau nhiều trận đấu liên tiếp diễn ra giữa khắp các cao thủ, danh thủ Hoàng Tùng Hiên đã giành chức vô địch với màn trình diễn xuất sắc của mình.
Á quân là Lô Huy, xếp sau lần lượt là Phùng Kính Như ở vị trí quý quân và Lí Khánh Toàn về đích ở vị trí điện quân. Bốn vị danh thủ này lần lượt xếp đầu tại giải nên được người hâm mộ khi ấy xưng tựng là “Tứ đại Thiên Vương” của kỳ đàn Quảng Đông. Dưới sự dẫn dắt của Tứ Đại Thiên Vương, sự phát triển của làng cờ Quảng Đông ngày càng thịnh vượng, trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước. Từ đó, giai thoại về Tứ đại Thiên Vương thường được dùng rộng rãi khi nói về những bậc danh thủ hàng đầu, thống lĩnh cả một phương.
Trong thế giới tượng kỳ những năm 1980, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần cùng với Lữ Khâm lần lượt nổi lên trở thành những bậc Kỳ Vương thời đại mới, thế giới tượng kỳ cũng chuyển từ tình thế do Hồ Vinh Hoa thống trị sang thế cục phân tranh với nhiều bậc anh hùng tài năng xuất chúng.
Bởi vì cả 4 vị Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần và Lữ Khâm gần như đã thống trị làng cờ Trung Hoa trong thập niên 80 nên bọn họ được xem như là Tứ đại Thiên Vương thế hệ mới. Dưới sự thống trị mạnh mẽ của Tứ đại Thiên Vương, những tên tuổi lẫy lừng một thời như: Vương Gia Lương, Thái Phúc Như, Dương Quang Lân…cùng hàng loạt danh thủ thế hệ khai thiên lập quốc biết rằng họ không còn đủ sức cạnh tranh nữa, điều phải nói lời tạm biệt đấu trường đỉnh cao một cách buồn bã…
Thế giới tượng kỳ những năm 80 của thế kỉ trước chắc chắn rất đẹp và đáng ghi nhớ, suy cho cùng đó là thời đại phân tranh của những anh hùng thế hệ mới. Họ vừa kế thừa những tinh hoa của thế hệ cũ, vừa tiếp nhận sự đổi mới từ thế giới bên ngoài. Thời đại phân tranh nên không có ai là bá chủ tuyệt đối, có nghĩa là bất cứ ai cũng đều có cơ hội vô địch quốc gia, trở thành Kỳ Vương. Điều này rất có lợi cho việc huy động nhiệt huyết của đông đảo người chơi cờ, tạo nên sự phát triển và quảng bá rất nhanh tượng kỳ tới mọi nơi.
Xét về sự đóng góp cho hành trình phát triển tượng kỳ
Hãy cùng so sánh sự đóng góp của Tứ Thiên Vương trong sự phát triển của tượng kỳ. Những đóng góp trong sự phát triển phong trào có thể so sánh toàn diện qua các khía cạnh như: bồi dưỡng nhân tài, viết sách, đổi mới, cải cách chuyên môn, quảng bá cùng với việc hỗ trợ tổ chức các sự kiện…
Hồ Vinh Hoa là người đứng đầu trong việc bồi dưỡng nhân tài cũng như viết sách chuyên môn về tượng kỳ. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như: “Phản cung mã chuyên tập”, “Hồ Vinh Hoa tượng kỳ tự chiến giải quyết phổ”, “Hồ Vinh Hoa phi tượng bách cục”… đều được đánh giá cao về mặt lí luận chuyên môn.
Các vị đại sư còn lại hầu như không có không có kiệt tác nào đáng kể. Về phương diện cải cách, đổi mới chuyên môn, Hồ Vinh Hoa cũng đi đầu trong việc cách tân nhiều thế trận cổ, đổi mới và sáng tạo những thế trận mới như: Phản cung mã, Quá cung pháo, Phi Tượng cục…Mỗi cải biến của ông đều có giá trị sử dụng lớn, áp dụng cho thực chiến hiện đại. Về mặt này, Hồ Vinh Hoa vẫn đứng đầu.
Hồ Vinh Hoa còn rất tích cực trong việc quảng bá tượng kỳ. Năm 1989, vì phải ra nước ngoài quảng bá sự kiện, ông thậm chí từ bỏ cơ hội tham dự giải vô địch toàn quốc. Mặc dù Hồ Vinh Hoa không phải tự bỏ tiền túi để tài trợ các sự kiện nhưng những đóng góp của ông cho sự phát triển của tượng kỳ là vô cùng to lớn!
Thành tích đóng góp cho phong trào của Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm tất nhiên không bằng Hồ Vinh Hoa nhưng họ cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng lớn trong sự phát triển tượng kỳ. Nhìn chung bọn họ vẫn hơn Lý Lai Quần ở mặt này. Tuy nhiên Lí Lai Quần lại là người bỏ ra nhiều tiền nhất để tài trợ các sự kiện tượng kỳ sau khi đạt được thành công trong kinh doanh.
Vào năm 2007, ông từng bỏ ra số tiền lên đến 1 triệu USD để tài trợ cho giải đấu nổi tiếng mang tên mình là “Lai Quần Bôi” với giải nhất lên đến 200.000 NDT, một kỉ lục thời đó. Trên thực tế, Lí Lai Quần còn sẵn sàng muốn biến “Lai Quần Bôi” thành một giải đấu uy tín như “Ngũ Dương Bôi” nhưng vì Hồ Vinh Hoa không muốn tham dự nên giải đấu này đã lụi tàn chỉ sau một lần được tổ chức.
Nhân Viên Tài Năng Đổng Đổng Ân
Tứ đại Thiên Vương kỳ đàn Trung Hoa những năm 1980, ai mới là Vương Trung Vương thực sự?
Xét về sức ảnh hưởng trong giới tượng kỳ
Cuối cùng hãy so sánh về tầm ảnh hưởng của mỗi vị Thiên Vương trong giới tượng kỳ. Tại giáp cấp liên tái năm 2003, Lữ Khâm và Hồ Vinh Hoa ngồi cùng bàn trò chuyện vui vẻ bên ly rượu, Lữ Khâm đã từng nói: ”Hồ tư lệnh, anh là tiền bối trong giới, tôi chỉ nghe anh”. Không khó để nhận ra được từ trong lời nói của Lữ Khâm , người từng giành được hơn 100 danh hiệu cao quý, lập biết bao thành tựu trong kỳ nghệ vẫn rất ngưỡng mộ Hồ Vinh Hoa.
Hồ Vinh Hoa người đang nắm giữ những kỉ lục vô tiền khoáng hậu như vô địch quốc gia trẻ nhất (15 tuổi), vô địch quốc gia mười năm liên tiếp, vô địch quốc gia lớn tuổi nhất (55 tuổi)…hầu như đều được bất cứ ai yêu mến khi nhắc đến. Ngay cả Lữ Khâm, người đã thống trị kỳ đàn hơn 10 năm, thi đấu chuyên nghiệp hơn 40 vẫn cảm thấy mình bé nhỏ hơn bậc đàn anh rất nhiều!
Xét về phương diện này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần quả thực không bằng. Lý Lai Quần dù là một tài năng kiệt xuất với 4 chức vô địch quốc gia trong mười năm nhưng đã từ bỏ kỳ nghệ từ quá sớm để theo kinh doanh. Tầm ảnh hưởng của anh thậm chí còn thua kém hơn nhiều so với Liễu Đại Hoa chứ chưa nói tới hai vị Hồ – Lữ.
Liễu Đại Hoa là một người có hoài bão lớn nhưng cuộc đời lại gặp nhiều trắc trở. Liễu đại sư thành tài chủ yếu tự học, luôn rất nỗ lực, chăm chỉ mỗi ngày. Mặc dù, Liễu đại sư chưa từng giành lại được chức vô địch từ năm 1981 nhưng với gần nửa thế kỷ cống hiến cho làng cờ, bền bỉ trong mọi giải đấu, huấn luyện biết bao nhân tài trẻ tuổi, danh vị của Liễu đại sư xứng đáng được người đời tôn trọng, nể phục!
Trong nháy mắt, Tứ đại Thiên Vương lừng lẫy ngày nào đều đã có tuổi. Hồ Vinh Hoa đã từ bỏ thi đấu đỉnh cao vào khoảng năm 2014, Lý Lai Quần cũng đã rút lui từ lâu chỉ còn Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm vẫn còn hoạt động. Mặc dù, hùng phong vẫn như ngày nào nhưng với sự vươn lên mạnh mẽ của thế hệ mới, cả hai vị đại sư đều không đạt được thành tích nào đáng kể trong thời gian qua.
Nhưng đối người hâm mộ, họ vẫn cảm thấy rất vui khi hai vị đại sư vẫn còn tiếp tục chiến đấu, cho dù màn trình diễn của bọn họ không còn được mãn nhãn, kết quả đã không còn tốt như trước nhưng họ vẫn là những bậc anh hùng hiếm có xưa nay…
Có một ai đó từng hỏi rằng, ý nghĩa của việc chơi cờ là gì? Là để tiếp nối, nối quá khứ đến tương lai, nối thế hệ này đến thế hệ khác… Mọi thứ không có hồi kết như cuộc sống vậy. Cứ mãi tiếp diễn…
“Sóng Trường Giang sóng sau xô lớp trước Bao lớp sóng xô bấy anh hùng Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng Được mất lợi thành bỗng chốc hóa hư không…” (Trích thơ)