Phong Trào Saemaul Undong Của Hàn Quốc

Phong Trào Saemaul Undong Của Hàn Quốc

Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 16 tháng 5 năm 1961, lực lượng cách mạng do Tướng Park Chung Hee (Phác Chính Hy) cầm đầu đã tiến vào thủ đô Seoul, lật đổ chính quyền Chang Myon (Trương Miễn) trong một cuộc đảo chính êm ả.

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Đồi Thi Nhân - Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Theo các tài liệu ghi chép lại, trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện là khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son (nằm ở đầu thành phố Quy Nhơn). Năm 1940, Hàn Mặc Tử mất và an táng tại Quy Hòa. Đến năm 1959, bạn bè và người thân đã cải táng, di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng ngày nay.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân ở Quy Nhơn. Để đến được địa điểm này, bạn có thể xuất phát từ trung tâm công viên thành phố - nơi có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung, di chuyển theo hướng Tây Nam phía bờ biển chừng 3km là đến xóm biển Ghềnh Ráng. Đi qua con đường vào xóm chài Ghềnh Ráng bạn sẽ tới khu chợ nhỏ của người dân địa phương, khu này có một cây cầu bắc ngang qua quán thủy tạ Mai Đình. Từ đây, con đường dẫn tới nơi an nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử sẽ là một cây cầu bắc qua suối Tiên. Sang bên kia cầu bạn đi theo hướng tay trái để lên đồi Thi Nhân.

Con đường nhỏ lên xuống được làm thành những bậc tam cấp bằng đá, hai bên là những hàng cây xanh tỉa thành hàng. Nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh là một con đường thơ mộng mang tên dốc Mộng Cầm.

Để ghi nhớ những đóng góp của Hàn Mặc Tử, tại nhiều thành phố trên khắp cả nước đã dùng tên của ông để đặt cho tên đường. Năm 2004, hãng phim truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để tưởng nhớ ông. Nhiều tác phẩm của ông được phổ thành nhạc và được mọi người yêu thích.

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử có dáng vóc ốm yếu, tính tình hiền lành, giản dị, hiếu học và thích kết giao với bạn bè trong lĩnh vực thơ ca. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở nên Hàn Mặc Tử cũng đi theo và học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Quy Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

Tài năng thơ ca Hàn Mặc Tử được bộc lộ từ rất sớm. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu làm thơ và nổi tiếng trên thi đàn với bài thơ đầu tiên “Vội vàng làm chi” họa vận bài Gởi nhạn của nhà thơ Mộng Châu. Thơ của Hàn Mặc Tử lúc đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ của ông là chất trữ tình cổ điển với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường  luật.

Cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, trở thành phóng viên phụ trách mảng thơ cho tờ báo Công luận. Đây cũng là thời điểm ông và Mộng Cầm quen biết với nhau. Mộng Cầm là một cộng tác viên của tờ báo, có niềm đam mê với thơ ca và thường xuyên làm thơ gửi tới tòa soạn. Dần dần, Mặc Tử và Mộng Cầm thư từ qua lại, hai người “tâm đầu ý hợp” nên ông đã quyết định ra Phan Thiết để gặp nàng thơ. Chuyện tình lãng mạn của hai người cũng bắt đầu từ đây.

Năm 1931, với bút danh Phong Trần, Hàn Mặc Tử có ba bài thơ được đăng trên Thực Nghiệp Dân báo đó là “Chùa hoang”, “Gái ở chùa”, “Thức khuya”. Tài năng thơ ca của ông được cụ Phan Bội Châu - chủ nhân Thi xã Mộng Du đề cao. Đó cũng là câu thơ tiên phong trong cách tân chữ nghĩa và cách mạng tư tưởng.

Theo gia đình Hàn Mặc Tử vào khoảng đầu năm 1935, họ phát hiện được những dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm vì cho rằng đó là chứng phong ngứa gì đó không đáng kể. Năm 1936, ông cho xuất bản tập “Gái quê”, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi. Quay trở lại Sài Gòn lần hai, Hàn Mặc Tử được nhận làm chủ bút cho tờ Phụ nữ tân văn, bấy giờ ông mới nghĩ đến bệnh tật của mình, ý ông là phải chữa dứt hẳn căn bệnh “phong ngứa” gì đấy để yên tâm làm báo chứ không nghĩ tới đó là một căn bệnh nan y “phong cùi”.

Thời ấy, phong cùi được xem là bệnh truyền nhiễm và hầu như mọi người đều có thành kiến với người mắc phải căn bệnh nan y này. Người mắc bệnh phong cùi bị hắt hủi, xa lánh và thậm chí là ngược đãi. Tin nhà thờ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong cùi đã nhanh chóng lan rộng, gia đình lựa chọn đưa anh đi cách ly thay vì chữa trị tại Bệnh viện phong Quy Hòa.

Năm 1938 - 1939, bệnh của Hàn Mặc Tử bộc phát dữ dội, cơ thể đau đớn nhưng không một ai bên ngoài nghe thấy tiếng la hét, khóc than hay rên rỉ của ông, tất cả những nỗi đau đó ông đã dồn nét hết vào trong thơ. Trước khi vào trại phong Quy Hòa, Nguyễn Bá Tín - em ruột của nhà thơ cho biết tình trạng bệnh tình của ông như sau: “Da anh đã khô cứng, nhưng hơi nhăn ở bàn tay, vì phải vận dụng sức khỏe để kéo các ngón khi cầm muỗng ăn cơm. Bởi vậy, trông như mang chiếc "găng" tay bằng da thô. Toàn thân khô cứng”.

Sau cùng, Hàn Mặc Tử đã quyết vào Bệnh viện phong Quy Hòa để chữa trị. Khi được thăm khám, các bác sĩ nhận định nội tạng của nhà thơ đã hư hỏng do uống quá nhiều thuốc tạp nham của lang băm. Ngày 11/11/1940, lúc 5 giờ 45 phút, Hàn Mặc Tử mất tại bệnh viện vì chứng kiết lỵ. Khi đó, nhà thơ mới chỉ 28 tuổi.

Phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử

Là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới, thế giới văn chương của Hàn Mặc Tử luôn phong phú, đầy màu sắc, mang đậm phong cách cá nhân. Ông đã đưa vào thơ mới sự sáng tạo, hình ảnh ấn tượng. Thế giới nội tâm đa dạng của Hàn Mặc Tử đã mang đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm “để đời”. Bên cạnh sử dụng bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng bút pháp tượng trưng, bút pháp siêu thực.

Từ những ngày đầu chập chững bước vào con đường sáng tác, thơ của Hàn Mặc Tử đã mang màu sắc táo bạo, phá cách, gây được tiếng vang lớn với giới yêu thơ. Lối thơ nửa kín, nửa mở, trần tục đã khiến cho khán giả phải suy ngẫm rất nhiều. Ông dùng con chữ một cách trừu tượng làm nên đòi bẩy để gợi lên những cảm xúc riêng tư của người đọc.

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”...

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu

Hoa lá ngây tình không muốn động

Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống trong sự lạnh lẽo, cô đơn cùng sự đau đớn của bệnh “phong cùi”. Đôi bàn tay co quắt, khô cằn cũng không cản bước ông sáng tác thơ ca, cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Có lẽ, chính những đau khổ của cuộc đời, niềm khát khao cuộc sống mà những sáng tác của ông trong giai đoạn này càng thêm sâu sắc, lạ lẫm, độc đáo nhưng cũng đau đớn và có phần điên loạn.

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử là ai? Hàn Mặc Tử quê ở đâu?

Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Tổ tiên của ông là họ Phạm nhưng do liên quan đến quốc sự bị truy nã nên đổi thành họ nguyễn. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình đó là sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất ở Bình Định.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng, đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam và là người khởi xướng nên Trường thơ loạn. Ngòi bút thơ của ông được biết đến với một giọng thơ trữ tình, đằm thắm; thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khát khao tình người đến cháy bỏng.

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mặc Tử được xếp hạng nổi tiếng thứ 4017 trên thế giới. Ngoài bút danh là Hàn Mặc Tử, ông còn có nhiều bút danh khác như Lệ Thanh, Phong Trần.