Đại hội TDTT lần thứ V của phường Lĩnh Nam đã vinh dự được đón đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng VHTT Quận, đồng chí Hà Anh Quyết, Phó Giám đốc Trung tâm VHTT Quận và nhiều lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, phòng nghiệp vụ của Quận.
Tác động của Undokai đối với xã hội Nhật Bản
Undokai đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền giáo dục và văn hóa Nhật Bản. Ngày hội này không chỉ giúp trẻ em rèn luyện thể chất mà còn trang bị các em những kỹ năng quan trọng để trở thành những công dân có trách nhiệm và biết quan tâm đến cộng đồng. Ngoài ra, Undokai còn là dịp để các gia đình có thời gian bên nhau, góp phần củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Undokai không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là một ngày hội văn hóa giàu ý nghĩa, phản ánh tinh thần đoàn kết và lối sống cộng đồng của người Nhật. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Undokai – một truyền thống đặc biệt giúp kết nối các gia đình, cộng đồng và góp phần hình thành một xã hội đoàn kết và gắn bó.
Thực hiện chương trình công tác chính trị và công tác quần chúng năm 2024 và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công an tỉnh, phòng Công tác đảng và công tác chính trị đã tổ chức giao lưu bóng chuyền hơi nữ và môn Pickleball. Đến dự và cỗ vũ tinh thần thi đấu cho các cầu thủ có các đồng chí đại diện lãnh đạo, chỉ huy cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.
Phát biểu khai mạc buổi giao lưu, Thượng tá Phạm Thị Hồng Vân – Phó trưởng phòng Công tác đảng và công tác chính trị, Trưởng Ban Phụ nữ Công an tỉnh khẳng định: trong suốt những năm qua, cùng với các đồng nghiệp nam, các hội viên Phụ nữ Công an tỉnh đã có những đóng góp không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho Nhân dân. Các hội viên Phụ nữ Công an tỉnh ngày càng khẳng định được vai trò, trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời tự giác nâng cao ý thức học tập, nghiên cứu, góp phần cùng toàn lực lượng Công an tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Hoạt động giao lưu thể thao diễn ra trong không khí thi đua sôi nổi của những tháng cuối năm và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), không chỉ là cơ hội cho chị em phụ nữ các đơn vị rèn luyện sức khỏe, năng khiếu thể thao mà còn là dịp để thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, trên cơ sở đó giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể hội viên phụ nữ, qua đó thúc đẩy phong trào hội ngày càng phát triển, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Với tinh thần thi đấu nhiệt tình, cống hiến, cầu thủ của các đội đã mang đến cho khán giả nhiều trận đấu hấp dẫn, những pha bóng đẹp mắt và khoảng thời gian thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao thường xuyên được Phụ nữ Công an tỉnh tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao, qua đó tìm kiếm, đào tạo và bồi dưỡng các vận động viên có năng khiếu, triển vọng, đặc biệt là trong các bộ môn thể thao mới như Pickleball, để tham gia thi đấu các giải cấp trên.
Khi nghe đến “Ngày Hội Thể Thao” chắc hẳn bạn có thể nghĩ rằng đây là cuộc thi chỉ dành cho những bé giỏi thể thao nhưng ngày hội thể thao ở Nhật Bản lại không như vậy, đây là sự kiện được các bậc phụ huynh lẫn các bé rất mong chờ.
Hôm nọ, trường con mình vừa tổ chức ngày hội thể thao, và bé nhà mình cực kì hào hứng. Khi mình hỏi tại sao thì bé nhà mình đã nói rằng : “Con đã luyện tập rất nhiều, nên rất hồi hộp và háo hức mong chờ bố mẹ xem được màn biểu diễn của con”
Chính xác thì ngày hội thể thao ở Nhật Bản có gì khiến cả trẻ em và bố mẹ chúng phấn khích đến như vậy? Lần này mình muốn kể cho các bạn nghe chi tiết hơn về ngày hội thể thao ở Nhật Bản !!!
1. Mọi người đều hào hứng với bộ môn Chạy đua cự ly ngắn!!!
Trong ngày hội thể thao, các bé sẽ tham gia hai nội dung : chạy đua cự ly ngắn hay còn gọi là chạy nước rút và biểu diễn đồng đội.
Khoảng cách chạy nước rút khác nhau tùy theo cấp lớp (40m đối với học sinh năm 1 và năm 2, 80m đối với học sinh năm 3 và năm 4 và 100m đối với học sinh năm 5 và năm 6 ), nhưng tất cả học sinh đều tham gia.
Như bạn có thể thấy trong bức ảnh trên, vào ngày thể thao, tất cả học sinh đều ra sân để xem các cuộc chạy đua cự ly ngắn và những màn biểu diễn nhóm của các lớp khác, nên những cuộc chạy đua cự ly ngắn này đặc biệt có không khí căng thẳng nhưng ai cũng cố gắng chạy hết sức mình !
Khi giáo viên ra hiệu “Vào vị trí”, các bé sẽ xếp hàng ở vạch xuất phát.
Khi nghe thấy tín hiệu “Yoi”, các bé bắt đầu vào tư thế chạy (trong tiếng Anh gọi là “Take your mark”), và khi nghe thấy tiếng còi các bé sẽ bắt đầu dùng hết sức để chạy về phía trước
Các bé đều nhắm tới mục tiêu và hoàn thành lộ trình của riêng của mỗi người! Quãng đường chạy của học sinh lớp 2 là 40m nên trên sân trường có vẽ những đường chéo qua
Nhân tiện, học sinh năm 3 trở lên sẽ chạy trong đường chạy trong sân trường.
Đường chạy có nhiều khúc cua nên khá khó để chạy !!!
Vì các bé thi đấu vô cùng hăng say, nên những khán giả nhí khác cũng chăm chú theo dõi cuộc thi và liên tục vỗ tay và reo hò cỗ vũ : “Cố lên !!!”
2. Màn biểu diễn nhảy nhóm của các khối lớp !!!
Sau phần chạy đua cự ly ngắn là phần trình diễn nhảy tập thể do tất cả học sinh thực hiện. Các bé sẽ biểu diễn một điệu nhảy theo nhạc.
Mỗi lớp đều chọn giai điệu âm nhạc và điệu nhảy khác nhau nên cực kì thú vị !!!!
Để có thể biểu diễn tập thể tốt trong ngày thể thao, mỗi khối lớp bắt đầu tập múa khoảng một tháng trước ngày thể thao.
Giáo viên và học sinh cùng nhau chọn lựa, tập luyện những điệu nhảy trong giờ thể dục, các bé sẽ được luyện tập nhiều lần theo nhạc. Sau đó, vào ngày thể thao, các bé sẽ biểu diễn trước mặt bố mẹ.
Mọi người đều mỉm cười và nhảy múa vui vẻ.
Một trong những đặc điểm của biểu diễn nhóm là các bé sẽ vừa thay đổi đội hình vừa nhảy
Các bé sẽ xếp thành một hàng hoặc tạo thành một vòng tròn lớn
Đội hình biểu diễn này đã được luyện tập lặp đi lặp lại như dòng chuyển động nên trong ngày hội thao, các bé có thể tự thay đổi đội hình, gọi tên nhau mà không cần giáo viên hướng dẫn. (Khi bố mẹ nhìn thấy hình ảnh con mình như thế này, chắc hẳn ai sẽ có thể cảm nhận được sự trưởng thành của con mình và cảm thấy vô cùng hạnh phúc.)
Bằng cách này, các buổi biểu diễn nhóm được thực hành và tạo ra bởi tất cả học sinh trong lớp, nhờ đó các bé có thể phát triển khả năng làm việc cùng nhau và hoàn thành mục tiêu của mình. Các bé cũng sẽ cảm nhận được cảm giác thành công sau khi trình diễn trước mặt mọi người tại ngày hội thể thao !
Lần này tụi mình đã nói về những ngày thể thao ở Nhật Bản, bạn nghĩ sao?
Ngày hội thể thao ở Nhật Bản là nơi để học sinh biểu diễn những gì đã học được trong các lớp thể dục, và nó không chỉ đơn thuần là một cuộc thi đấu thông thương. Và như bạn biết đó, có rất nhiều yếu tố khác nhau cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, chẳng hạn như trải nghiệm cảm giác hồi hộp phấn khích mà bình thường tụi nhỏ không thể cảm thấy, cũng như phát triển được ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết khi các bé làm việc nhóm cùng nhau. Những ngày hội thể thao như thế này có lẽ chỉ có ở Nhật Bản.
Cảm ơn bạn đã đọc đến hết bài viết này !!!