Chỉ có tối đa 10 chỗ trống trong danh sách yêu thích thôi và bạn đã dùng hết rồi!
Khoa học Ứng dụng và Khoa học Cơ bản
Bên cạnh ngành học về đời sống, tự nhiên và tất cả những điều quanh chúng ta, bạn còn có cơ hội phát triển khả năng tư duy khoa học, kĩ năng toán học và các phương pháp tiếp cận, xử lí vấn đề.
Trong khuôn khổ các chương trình học thuộc ngành Tài chính, Kế toán, Marketing, Quản trị nhân sự và Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được làm quen với những kĩ năng hữu ích, hứa hẹn mở rộng cánh cửa đưa bạn đến những dự án "trọng đại" trong tương lai.
Hãy vận dụng trí tưởng tượng của bạn trong việc thiết kế và xây dựng không gian sống cho mọi người xung quanh, thông qua các ngành Khoa học, Nhân văn, Mỹ thuật ứng dụng.
Các ứng dụng thực tế và sáng tạo của Toán và các ngành Khoa học khác luôn được sử dụng trong việc thiết kế, phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng, các sản phẩm và hệ thống trên diện rộng.
Bạn sẽ được biết đến sự vận hành của ngành Luật trên toàn thế giới. Luật toàn cầu và những ngành học liên quan sẽ giúp sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài hơn sau khi tốt nghiệp
Khoa học Xã hội và Truyền thông
Ngành học này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự tương tác giữa con người trong Xã hội. Các môn học bao gồm việc diễn đạt qua phim ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng. Thậm chí, bạn còn được học về lý thuyết Xã hội học đến Nhân chủng học.
(TNO) Tôi thường quan sát cách thầy cô dạy học sinh và tôi thấy cách thầy cô dạy ở Việt Nam và ở New Zealand rất khác nhau. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một ngày bình thường ở ngôi trường mà tôi đang học.
Những lớp học thiết kế riêng dành cho giờ nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ với đầy đủ dụng cụ phục vụ việc sáng tạo của học sinh - Ảnh: Hà Ánh
Sau vài năm học đầu đời học ở Việt Nam, tôi đã cùng gia đình chuyển sang New Zealand sinh sống. Ở đây, tôi đã được học ở một trường tiểu học New Zealand và hiện đang học lớp 8. Trường cấp I ở New Zealand dạy từ lớp 1 cho đến lớp 8. Sau đó học sinh sẽ lên trung học (college), từ lớp 9 đến lớp 13.
Trường học ở New Zealand bắt đầu lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 15 giờ chiều. Tiết học đầu tiên ở lớp thường là môn toán. Ở cùng một lứa tuổi, lớp học toán được dạy ở ba lớp, ba trình độ khác nhau. Tôi được học ở lớp toán khó nhất cho độ tuổi của tôi ở trường. Tất cả các học sinh có trình độ học toán như tôi sẽ học chung một lớp và do thầy dạy toán giỏi nhất trường dạy. Những học sinh còn lại sẽ chia ra làm hai nhóm, tùy theo trình độ của họ. Môn toán thường được dạy trong vòng một tiếng ba mươi phút.
Khi học môn viết, thầy giáo tôi cho rằng ghi chép điểm quan trọng là những gì học sinh cần phải biết khi muốn nắm được thông tin. Thầy hay dạy chúng tôi cách ghi chép những điểm quan trọng của một vấn đề nào đó. Thầy còn dạy chúng tôi cách để biết thông tin nào là cần thiết và thông tin nào là không cần thiết.
Khi môn toán kết thúc, chúng tôi được ra chơi trong hai mươi phút để ăn nhẹ. Mỗi học sinh mang một hộp đồ ăn, hoa quả, sữa… từ nhà để ăn trong suốt thời gian học ở trường. Sau đó, chúng tôi học môn đọc và viết.
Khi học viết, mỗi thầy cô có một cách dạy viết hoặc cách dạy kỹ năng viết riêng của mình. Thầy giáo tôi thì cho rằng ghi chép điểm quan trọng là những gì học sinh cần phải biết khi muốn nắm được thông tin. Thầy hay dạy chúng tôi cách ghi chép những điểm quan trọng của một vấn đề nào đó. Thầy còn dạy chúng tôi cách để biết thông tin nào là cần thiết và thông tin nào là không cần thiết.
Ví dụ, tuần trước thầy tôi cho chúng tôi xem một đoạn video ngắn về chim cánh cụt. Trước khi xem, thầy bảo chúng tôi hãy viết lên giấy những gì chúng tôi đã biết về chim cánh cụt. Thầy yêu cầu, trong lúc xem chúng tôi cần ghi lại những gì mình thấy hay hoặc thú vị mà mình chưa biết trước đó. Thầy nói: “Thông tin quan trọng là thông tin chính bản thân người viết thấy thú vị”. Sau khi xem xong đoạn phim đó, chúng tôi viết về loài chim cánh cụt theo cách chúng tôi hiểu về chúng. Kết quả là chúng tôi có những bài viết hoàn toàn khác nhau mặc dù được nghe, được xem những thông tin như nhau nhưng những gì làm chúng tôi ngạc nhiên, quan tâm, thích thú và cách chúng tôi lựa chọn những thông tin quan trọng về chim cánh cụt rất khác nhau.
Trong tiết đọc của lớp tôi, thầy đưa cho chúng tôi một số cuốn sách, mỗi người được chọn một cuốn để đọc và những người chọn chung một cuốn sách sẽ thành một nhóm. Tôi chọn cuốn sách tên là “Hope in the Ballet shoes” (Niềm hy vọng trong những chiếc giày ballet). Mỗi tuần, nhóm chúng tôi sẽ gặp nhau một lần để thảo luận về nội dung từng đoạn truyện mà chúng tôi cần phải đọc đến trước đó. Đôi khi chúng tôi có những suy nghĩ rất khác nhau về những cuốn sách mà mình đã đọc khiến những cuộc thảo luận thường ồn ào.
Không giống như ở Việt Nam, ở New Zealand cho đến năm học lớp 8 các môn học như lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học không được học riêng như một môn học. Với lịch sử, mỗi khi đến ngày lịch sử nào đó học sinh sẽ được học về ngày đó, nhưng chủ yếu các thầy cô cho chúng tôi tự đọc, tự tìm hiểu bằng nhiều cách như vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sưu tầm tranh ảnh về ngày, hoặc sự kiện lịch sử đó. Cách dạy như vậy làm cho chúng tôi hứng thú với lịch sử và ghi nhớ theo cách dễ dàng nhất mà không khiên cưỡng.
Sau hai tiết học đọc, viết là thời gian nghỉ trưa. Chúng tôi thường chơi các môn thể thao như đá bóng hoặc chơi trò chơi ở sân trường vào giờ nghỉ. Buổi chiều đối với chúng tôi thường rất nhẹ nhàng, không cần tập trung cao độ như các tiết học trước đó. Chúng tôi thường học môn mỹ thuật, môn thể dục hay có khi chỉ ngồi đọc sách.
Từ lớp 7 học sinh bắt đầu học môn khoa học và công nghệ, chúng tôi được dạy cách làm một nghiên cứu khoa học như thế nào, từ cách thu thập dữ liệu, cách làm thí nghiệm... Mỗi học sinh sẽ làm một đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi “Science Fair” do Trường đại học Victoria, Wellington tổ chức hằng năm. Chúng tôi luôn rất hào hứng khi làm những nghiên cứu mình quan tâm bởi nhờ đó chúng tôi học được thêm rất nhiều điều mới.
Không giống như ở Việt Nam, ở New Zealand cho đến năm học lớp 8 các môn học như lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học không được học riêng như một môn học. Với lịch sử, mỗi khi đến ngày lịch sử nào đó học sinh sẽ được học về ngày đó, nhưng chủ yếu các thầy cô cho chúng tôi tự đọc, tự tìm hiểu bằng nhiều cách như vẽ tranh, làm thơ, viết văn, sưu tầm tranh ảnh về ngày, hoặc sự kiện lịch sử đó. Cách dạy như vậy làm cho chúng tôi hứng thú với lịch sử và ghi nhớ theo cách dễ dàng nhất mà không khiên cưỡng.
Có một điều khác biệt rất lớn với trường học ở Việt Nam là suốt thời gian học cấp 1 học sinh hầu như không có bài tập về nhà. Ở đây cũng không có các cuộc thi học sinh giỏi, không xếp thứ hạng, không có sự ganh đua thành tích giữa học sinh với nhau, giữa lớp này với lớp khác, trường này với trường khác. Thực lòng mà nói, tôi thích trường học ở New Zealand hơn vì tôi không phải chịu bất cứ áp lực nào ở trường học, mỗi ngày đến trường đều là mỗi ngày vui.
Erin Sung, nhân viên Waikato Institute of Education
Yes the visa will allow the student to work, however she will require an IELTS overall score of 5.0 in order to be eligible to work part time in New Zealand. As the student is at a beginner level of English, she may need to study first and once she has reached this level she will be able to apply to add these work right to her visa.
Là hữu ích không? Có Thank You!
Thời tiết và khí hậu ở New Zealand rất khó dự đoán. Người dân địa phương thường nói đùa rằng bạn có thể trải nghiệm bốn mùa trong một ngày! Hãy cùng xem tại sao họ lại nói như vậy.
Khí hậu của New Zealand rất đa dạng. Vùng cực bắc có thời tiết cận nhiệt đới vào mùa hè, trong khi các khu vực núi cao bên trong đất liền của Đảo Nam có thể lạnh tới -10°C (14° F) vào mùa đông. Tuy nhiên, do diện tích phần lớn nằm sát bờ biển, New Zealand có nhiệt độ ôn hòa quanh năm.
Nhiệt độ trung bình giảm dần về phía nam. Tháng Giêng và tháng 2 là những tháng ấm nhất và tháng 7 là tháng lạnh nhất trong năm.
Khi nào là thời gian đẹp nhất để du lịch New Zealand?
Mùa hè là thời điểm nhiều người du lịch New Zealand. Trong tháng 12, tháng 1 và tháng 2, số lượng du khách quốc tế tăng lên vì đây là lúc thời tiết ấm áp. Kỳ nghỉ hè cũng là dịp để nhiều người dân địa phương đi du lịch, tận hưởng ánh nắng mặt trời và kỳ nghỉ Giáng sinh.
Nếu bạn ưa thích những ngày nắng đẹp nhưng lo ngại sự đông đúc, thì thời điểm tốt nhất để du lịch New Zealand là vào mùa thu. Từ tháng 3 đến tháng 5, thời tiết vẫn còn khá ấm áp – đặc biệt là ở phía bắc – lúc này khách du lịch cũng không còn quá đông. Bạn có thể được hưởng mức giá về phòng và các dịch vụ vui chơi tốt hơn vào mùa này.
Bạn có thể ghé thăm New Zealand vào mùa đông nếu bạn đam mê các môn thể thao trên tuyết. Với một lớp tuyết phủ nhẹ, Queenstown và Central Plateau biến thành thiên đường vào mùa đông. Nếu bạn muốn trượt tuyết băng qua các sườn của dãy Alps phía Nam, thời điểm tốt nhất để đến thăm New Zealand là tháng 7 hoặc tháng 8.
Mùa xuân bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 11. Mặc dù khả năng mưa vào mùa xuân là khá cao nhưng thời tiết bắt đầu ấm dần lên – đây là thời điểm lý tưởng trong năm để tận hưởng các hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài. Mùa xuân cũng là lúc bê, cừu và hoa thủy tiên vàng xuất hiện trên những cánh đồng xanh tươi của New Zealand, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Bạn sẽ xiêu lòng trước những đêm xuân mát mẻ và những ngày nắng ấm áp.
Thời tiết ở New Zealand như thế nào?
Điều kiện thời tiết ở New Zealand có thể thay đổi nhanh chóng – bất kể bạn đến thăm vào thời điểm nào. Vì thế bạn nên chuẩn bị trước cho mọi trường hợp!
Hầu hết các nơi ở New Zealand có 2.000 giờ nắng mỗi năm – khoảng 83 ngày nắng. Các khu vực nhiều nắng nhất là Vịnh Plenty, Vịnh Hawke và Nelson / Marlborough (hơn 2.350 giờ nắng). Trong những tháng mùa hè, ánh sáng ban ngày có thể kéo dài đến 9h30 tối.
Không khí ở New Zealand ít ô nhiễm hơn nhiều so với các quốc gia khác, nhưng cũng ít ôzôn hơn, điều này làm cho tia UV trong ánh sáng mặt trời rất mạnh. Ánh nắng ở đây có thể nhanh chóng làm bỏng da vào thời điểm tháng 9 đến tháng 4, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Bạn nên thực hiện ba bước đơn giản khi ra ngoài trời:
Lượng mưa trung bình ở New Zealand cao và trải đều trong năm. Ở các khu vực phía bắc và trung tâm của New Zealand, lượng mưa vào mùa đông nhiều hơn so với mùa hè, trong khi ở phần lớn phía nam của New Zealand, mùa đông là mùa ít mưa nhất.
Các dãy núi chạy dọc theo đảo Nam chia cắt đất nước thành các vùng khí hậu đa dạng. Bờ biển phía Tây của Đảo Nam là khu vực ẩm ướt nhất của New Zealand, trong khi Central Otago, ở phía đông của Nam Alps là nơi khô hạn nhất.
Ngoài việc sản sinh ra những khu rừng bản địa tuyệt đẹp, lượng mưa lớn khiến New Zealand trở thành một nơi lý tưởng để trồng trọt và làm vườn.
Tuyết thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, mặc dù các đợt lạnh có xuất hiện ngoài những tháng này. Phần lớn tuyết rơi ở các khu vực miền núi, như Cao nguyên Trung tâm ở phía bắc, và Nam Alps ở phía nam. Lượng tuyết giảm mạnh ở vùng nội địa Canterbury và Otago. Mặc dù các khu vực ven biển của Đảo Bắc có thể trải qua sương giá vào đêm đông, nhưng ở đó rất hiếm khi có tuyết.
Tìm hiểu thêm thông tin trong chuyên mục Cuộc sống New Zealand
Theo dõi thông tin về cuộc sống New Zealand trên fanpage
Thông tin mới nhất về New Zealand xem tại đây