Nội dung các bài giáo lý dự tòng Công giáo trích theo sách "Giáo Lý Dự Tòng", tổng phát hành bởi Văn Phòng Huấn Giáo, Giáo phận Xuân Lộc, Tòa Giám Mục Xuân Lộc. Bài giảng cùng audio đi kèm, xin Quý Anh/Chị lưu ý: nội dung audio khái quát sẽ không thể thay thế cho những giờ học thực tế của Anh/Chị trên lớp cùng sự hỗ trợ, giải đáp chi tiết của Quý Thầy/Cô Giáo Lý Viên. Xin trân trọng.
Giáo Lý Dự Tòng Online Bài 34: Chúa Giêsu Lên Trời
THÁNH LỄ I. LỜI CHÚA “Đây là điều Chúa Giêsu đã dạy tôi, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hy sinh vì anh em; […]
“Trong năm 2019, Ban Giáo lý Giáo Phận Sài Gòn sẽ học hỏi và thảo luận về cách thế đồng hành với người dự tòng để giúp họ chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Khai Tâm. Đồng thời cuối năm nay, sau các buổi học hỏi, hy vọng sẽ hình thành giáo trình Giáo lý Dự Tòng”; đó là tâm nguyện của Linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Trưởng Ban Mục vụ Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP.SG)
Theo lịch trình sẽ có 4 buổi học hỏi như thế trong các ngày thứ Bảy: 23/3, 22/6, 21/9 và 21/12/2019.
Buổi học hỏi thứ I đã được tổ chức và khởi sự vào lúc 8g ngày 23/3/2019, tại Trung Tâm Mục Vụ TGPSG. Nội dung: ‘Tâm thức tôn giáo của người Việt (Ông Trời) và của người Do Thái (Thiên Chúa duy nhất)’.
Tham dự buổi học hỏi có khoảng 80 người gồm các giáo lý viên và những người có liên quan đến giáo lý. Đồng hành với các tham dự viên có Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền và hai Tiểu ban Giáo lý Dự Tòng và Giáo lý Hôn Nhân (GLV DT & HN).
Sau phút Thánh hóa, các tham dự viên được chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một đề tài, hay một nhân vật trong Kinh Thánh theo nội dung mà cha Trưởng Ban Giáo Lý đã gợi ý: “Đâu là hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Trời và đạo Hiếu. Kinh Thánh cho thấy niềm tin của ông Abraham, Giuse, Môsê, Đavít, Isaia và Đức Maria thế nào? Qua từng đề tài trên, giáo lý viên có thể chia sẻ, trình bày cho những người dự tòng những gì về niềm tin vào Thiên Chúa của các nhân vật ấy và Người là Đấng thế nào?”
Tiếp theo, cha Trưởng Ban vui mừng thông báo: Trong năm 2018, GLV DT & HN đã học hỏi thảo luận về đề tài Hôn nhân, được sự đóng góp ý kiến của các anh chị em đang làm công tác GLHN, đặc biệt là của anh Phêrô Tạ Đình Vui; đã hình thành Bản thảo GLHN, gởi cho HĐGMVN góp ý. Cha hy vọng cuối năm nay, sau các buổi học hỏi, sẽ hình thành cuốn giáo trình giáo lý Dự tòng, làm kiểu mẫu trong Giáo phận SG.
Cha Phêrô khẳng định: “Giáo lý Dự Tòng là giáo lý kiểu mẫu cho mọi hình thức giáo lý trong Giáo Hội”. Đó là một sự giáo dục toàn diện (qua 4 giai đoạn và 3 nghi thức), đưa người dự tòng vào trong cộng đoàn; học biết, sống với Thiên Chúa nhờ đó trở thành môn đệ của Chúa. Cha nói tiếp: “Hôm nay chúng ta đảm nhận phần Giai đoạn Tiền Dự Tòng và Giai đoạn Dự Tòng . Người dự tòng học biết, khám phá đời sống tâm linh (tương giao với Thiên Chúa) của các các tổ phụ, thủ lãnh, ngôn sứ, người Do Thái.”
Cha cũng lưu ý GLV khi hội thảo là cùng giúp nhau học hỏi, lắng nghe nhau. Cũng vậy GLV giúp người dự tòng hiểu rằng khi đọc Lời Chúa là gặp gỡ chính Chúa, tìm hiểu Ngài là ai, Ngài đẹp thế nào trước khi mình làm gì để đáp lại Tình Yêu Thiên Chúa. Thêm nữa, lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong người dự tòng, theo ngôn ngữ chia sẻ của chính họ. Cuối cùng là Lượng giá, sau một buổi học giáo lý dưới tác động của Chúa Thánh Thần, xét xem các dự tòng lớn lên trong tương giao mật thiết với Chúa Giêsu thế nào. Đó là ý hướng để thảo luận, theo cha Phêrô.
Sau 1 giờ thảo luận nhóm, lúc 10g, 8 nhóm đã quy tụ lại và lần lượt trình bày bản đúc kết của nhóm. Dưới đây là những ý chính của đúc kết các nhóm:
Đề tài 1: Tín ngưỡng của người Việt
“Niềm tin vào Ông Trời và đạo hiếu đối với người VN”. “Ông Trời” rất gần gũi trong đời sống tâm linh của người VN, được thể hiện trong văn hóa, văn học và đời sống. Hầu như nhà nào cũng có bàn thờ kính Thiên và kính Tiên, hoặc ít nhất có trong tâm thức của họ. Thờ Trời và hiếu thảo với cha mẹ trở thành Đạo của người Việt. Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người khát vọng Chân Thiên Mỹ và ban cho họ khả năng nhận biết Ngài. Vì thế, trong tâm thức người Việt, cách riêng qua tín ngưỡng thờ Thần, Thờ Mẫu, và Ông Trời, người Việt đã khám phá ra một Thiên Chúa duy nhất được gọi là Ông Trời. Dù khi các tôn giáo du nhập bên ngoài như Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo cũng không hủy diệt được niềm tin của người Việt, nhưng giúp người Việt hiểu rõ hơn niềm tin vào Ông Trời, đã chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Người Kitô hữu tin rằng mọi người được Thiện Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài, trong tương quan Ngài là Cha và mọi người là anh em. Và Chúa dạy phải hiếu thảo với cha mẹ thì Ngài sẽ ban cho ta hạnh phúc (Xh 20,12).
Đề tài 2: Thiên Chúa duy nhất (St 12,1-9)
Qua những câu chuyện trong Kinh Thánh, người GLV giúp cho người dự tòng hiểu biết về tín ngưỡng của người Do Thái và hiểu được tâm linh của người Do Thái. Trong bối cảnh văn hóa và niềm tin Do Thái, Chúa Giêsu đã trình bày về Thiên Chúa như sau:
Lịch sử dân Do Thái bắt đầu từ Abraham, ông là người đã đáp lại kế hoạch của Thiên Chúa, rời bỏ xứ sở, ra đi đến vùng đất Chúa chỉ cho và Chúa hứa bênh đỡ ông, ban cho ông một dòng dõi đông như sao trên trời, mặc dù khi đó ông đã 75 tuổi. Khi đến được vùng đất Canaan, nơi Chúa chỉ, ông đã lập bàn thờ kính Đức Chúa - Là Đấng yêu thương, ban phúc lành và sự thịnh vượng. Cần giới thiệu với dự tòng: “Thiên Chúa là Thiên Chúa của Abraham, là Đấng duy nhất. Ngài rất mực yêu thương. Thiên Chúa cũng có kế hoạch dành cho bạn. Lời Thiên Chúa hứa thì Ngài thực hiện. Điều duy nhất Chúa muốn bạn là đặt niềm tin vào Thiên Chúa và đáp lại lời mời gọi của Ngài.”
Đề tài 3: Thiên Chúa là Đấng quan phòng (St 45,1-8)
Vì ghen tị, các anh của Giuse hãm hại, bán ông sang Ai cập. Nhờ tài giải thích chiêm bao, cho các quan và cho Pharaoh, ông được đặt làm quan cai quản toàn cõi Ai cập. Lúc bấy giờ, tại quê cha bị nạn đói nên tìm sang Ai cập mua lúa. Gặp lại các anh, ông không thù hận mà nói: “Chính để là phương cứu sống mà Chúa đã sai tôi đi trước các anh”. Thiên Chúa là Đấng quan phòng. Dù mọi sự có thể xảy ra không như ta mong đợi, Thiên Chúa vẫn hoàn toàn có thể uốn thẳng những đường cong, biến sự dữ thành sự lành (Al 116).
Đề tài 4: Thiên Chúa là Đấng giải thoát (Xh 3,1-12; Xh 14,15-31)
Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước. Thấu hiểu nỗi khốn cùng của dân Israel bị nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa mời gọi Môsê cộng tác cứu dân. Tin vào lời hứa và sự trợ giúp của Thiên chúa mà ông đã đưa dân vượt qua Biển Đỏ, đi về miền Đất Hứa. Môsê luôn ý thức mình là khí cụ Thiên Chúa dùng để giải thoát dân. Môsê cũng là trung gian của Thiên Chúa với Israel. Qua những gì Thiên Chúa làm nơi ông Môsê, Thiên Chúa cũng đã và đang thấu hiểu để giải thoát mọi người chúng ta khỏi sự dữ.
Đề tài 5: Thiên Chúa là Đấng lãnh đạo dân (1Sm 16, 1b-13; 2Sm7, 1-4. 9-13)
Thiên Chúa chọn và đặt Đavít làm vua cai quản dân Israel. Qua ông, Thiên Chúa đã thống nhất 12 chi tộc Israel và làm cho Israel trở nên hùng mạnh. Chính Thiên Chúa là Đấng đã lãnh đạo Dân. Từ đó dẫn đến ý thức rằng: Mình được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc và dẫn qua trung gian của những người được Thiên Chúa tuyển chọn để cộng tác với Ngài chăm lo cho mọi người.
Đề tài 6: Thiên Chúa là Đấng Cứu độ (Is 6,1-8 ; Is 9,1-6)
Thiên Chúa đã chọn Isaia làm ngôn sứ loan báo cho vua biết ý định của Người và loan báo cho dân biết Người sẽ giải thoát khỏi tối tăm nơi lưu đày Babilon và đưa vào miền ánh sáng bằng cách ban cho họ Vị cứu tinh từ dòng dõi Đavít - Đấng Emmanuel - được hạ sinh bời người phụ nữ. Chúng ta ý thức việc Thiên Chúa chọn, mời gọi ta đáp lời, Ngài ban ơn và trao cho ta sứ mạng làm ngôn sứ cho Chúa.
Đề tài 7: Niềm tin của Đức Maria (Lc 1, 26-38)
Niềm tin của Đức Maria có nền tảng từ cha mẹ là ông Gioan Kim và bà Anna. Mẹ có niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa và đã đáp lời Sứ Thần: “Này tôi là tôi tớ của Người. Tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền”. Mẹ tin Thiên Chúa là Cha nhân từ, Đấng quyền năng, luôn nâng đỡ và đồng hành với Mẹ. Đúc kết tất cả về Mẹ được thể hiện qua bài ca Manificat. Cuộc đời người tín hữu là có Chúa chiếm vị trí quan trong nhất trong đời; thứ hai là hành trình “xin vâng”.
Các Mác nói: “Tôn giáo là linh hồn của xã hội không tôn giáo.” Còn trong sách Giáo lý Công giáo có nói: “Mỗi người là một hữu thể tôn giáo.” Như thế, tôn giáo có trong mỗi con người. Trong tiềm thức, con người có tên gọi của Đấng mà mình tin thờ. Nói với người dự tòng về các tổ phụ, các vua, nhóm có 3 câu trả lời đó là: Thứ nhất, không áp đặt Thiên Chúa của tôi cho họ, mà với tư cách là người đồng hành; Thứ hai, định hướng niềm tin cho người dự tòng. Niềm tin đó được thể hiện qua Abraham; Thứ ba, củng cố niềm tin của người dự tòng qua hình ảnh của Isaac, là người Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban cho một dòng dõi kế thừa niềm tin của Abraham. Tấn phong vương Đavít, Thiên Chúa đã hiện lời hứa ban cho dân một vua nối tiếp niềm tin Abraham. Mỗi nhân vật mà chúng ta trình bày đều có một sứ vụ. Mỗi người dự tòng đều có nhiệm vụ, được Thiên Chúa ân ban và mời gọi mỗi người mỗi cách để làm chứng cho Ngài qua cuộc sống của mình. Mỗi nhân vật đều có nét nổi bật. Nổi bật về niềm tin, trong Cựu ước có Abraham, trong Tân ước có Đức Maria. Cuối cùng, những dẫn dắt đi từ Kinh Thánh Cựu ước đến Tân Ước luôn cần cầu xin Thiên Chúa ban cho người GLV, cho người dự tòng trên đường khám phá Thiên Chúa họ gặp gỡ được Thiên Chúa và nói lời “Xin vâng” với Ngài.
Buổi học hỏi kết thúc lúc 11g30, ngay sau đó là Thánh lễ do cha Trưởng BGL chủ sự. Sau Thánh lễ, mọi người cùng chia sẻ bữa cơm Agape.
Trong Thánh lễ lúc 10 giờ 00, Chúa Nhật, 22.10.2023, tại Nhà thờ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội đã có 21 anh chị em tân tòng vừa được lãnh nhận các Bí tích khai tâm để trở thành con cái Chúa trong Giáo hội Công giáo. Thật ý …