Gạch Gốm Bình Dương

Gạch Gốm Bình Dương

Các lò gạch nằm ven sông thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Thời kỳ hưng thịnh vào những năm 1980, nơi đây tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Các sản phẩm gạch, gốm ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước còn xuất khẩu đi nước ngoài.

DANCO GROUP – NIỀM TIN THƯƠNG HIỆU VIỆT

Facebook: https://www.facebook.com/danco.vn

Theo đó, nơi đây sẽ là khu du lịch trọng điểm của tỉnh, định hướng là khu du lịch quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là du lịch cho tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Đồ án hướng đến mục tiêu khai thác các giá trị và tiềm năng tổng thể Khu lò gạch, gốm Mang Thít; phát triển du lịch cộng đồng thành một trong các trụ cột kinh tế trong mối tương quan phát triển bền vững với các lĩnh vực kinh tế khác; đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng, hình thành một hệ sinh thái cảnh quan - di sản - dịch vụ. Song song đó, Đồ án định hướng tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội làm cơ sở lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quản lý đầu tư xây dựng Khu lò gạch, gốm Mang Thít thời gian tới.

Cụ thể, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã: Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú và Hòa Tịnh (huyện Mang Thít). Quy mô khu vực lập quy hoạch khoảng 3.060 ha. Dự báo tổng dân số khu vực lập quy hoạch đến năm 2030 khoảng 34.200 người. Dự báo tổng dân số khu vực lập quy hoạch đến năm 2045 khoảng 61.900 người.

Cơ cấu phát triển không gian khu quy hoạch lấy vùng lõi dọc kênh Thầy Cai (huyện Mang Thít) làm trung tâm; các khu chức năng gắn với trục đường chính của các đường tỉnh 902, 909, 907 nối kết từ vùng lõi dọc kênh Thầy Cai đến trung tâm các huyện, thành phố Vĩnh Long, Mang Thít, Long Hồ, Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre). Đồng thời, phát triển khu vực dân cư nông thôn mở rộng về phía Tây và phía Đông Nam, tạo vành đai - vùng đệm sinh thái nông nghiệp bao quanh khu vực vùng lõi. Các trục không gian chính của khu là chuỗi công trình dịch vụ, du lịch, thương mại dọc hai bên kênh Thầy Cai, đường tỉnh 902, tuyến tránh Quốc lộ 57. Các trục không gian mở sẽ là hệ thống cây xanh cảnh quan, công viên cây xanh - thể dục thể thao, cây xanh ven kênh rạch kết hợp hệ thống cảnh quan bán ngập nước.

Không gian khu quy hoạch được chia thành 9 phân khu gồm: Khu phát triển hỗn hợp (dịch vụ - du lịch - khu dân cư nông thôn); khu phát triển hỗn hợp (dịch vụ - khu dân cư đô thị); khu dân cư Mỹ An - Hòa Mỹ; khu dân cư sinh thái Cái Nhum; khu nghỉ dưỡng sinh thái Mỹ Phước; khu dân cư sinh thái Mỹ Phước; khu dân cư sinh thái Nhơn Phú; khu nghỉ dưỡng sinh thái Hòa Tịnh; khu nông nghiệp sinh thái gắn với Khu lò gạch, gốm…

Theo quyết định đã được phê duyệt, dự kiến trong giai đoạn từ 2024 - 2030, tỉnh ưu tiên đầu tư các quy hoạch, chương trình, dự án như: Quy hoạch phân khu Khu lõi dọc kênh Thầy Cai; quy hoạch phân khu Khu chức năng dịch vụ hỗn hợp ven sông Cổ Chiên; chương trình xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; chương trình phát triển sản phẩm du lịch liên quan đến đề án Di sản đương đại Mang Thít được duyệt; chương trình thu hút dự án đầu tư vào khu vực được lập quy hoạch chung xây dựng Khu lò gạch, gốm Mang Thít;…

Huyện Mang Thít là một trong những địa phương còn lưu giữ được khối di sản kiến trúc cùng nghề sản xuất gạch, gốm truyền thống với gần 1.500 lò gạch mái vòm còn nguyên vẹn hoặc một phần, nằm dọc các bờ sông. Năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít nhằm bảo tồn và phát triển “vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành một vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và hệ sinh thái địa phương. Năm 2023, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù bảo tồn lò gạch, gốm thuộc Đề án. Đến nay, qua tuyên truyền, gần 650 lò gạch, gốm của hơn 360 hộ dân trong khu vực đã được giữ lại để bảo tồn phục vụ việc thực hiện Đề án này.

Yêu cầu về chất lượng cao lanh, tràng thạch trong sản xuất gạch men

Cao lanh, tràng thạch được chia làm 2 loại: loại cho xương và loại cho men. Trong thành phần nguyên liệu, lượng oxyt nhôm càng cao càng tốt là lượng tạp chất gây màu (oxyt sắt, Oxyt titan) càng thấp càng tốt. Ngoài ra, cần quan tâm đến các tính chất khác của nguyên liệu như thành phần hạt, độ trắng, độ co, nhiệt đô chảy,…

Tràng thạch hay còn gọi là đá bồ tát

Tràng thạch (Felspat) hay đá bồ tát là tên gọi của một nhóm khoáng vật cấu thành lên 60% vỏ trái đất. Tràng thạch được kết tinh từ mácma (đá nóng chảy) có mặt trong cả đá xâm nhập và đá phun trào, ở dạng hạt nhỏ trong các vành (mạch) và trong các đá biến chất.

Tràng thạch phổ biến với 2 loại chính:

– Tràng thạch Kali (K2O.Al2O3.6SiO2)

– Tràng thạch Natri (Na2O.Al2O3.6SiO2)

Ngày nay, tràng thạch được coi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi sản xuất gạch men. Tràng thạch khi làm gạch men có những tác dụng như: + Là thành phần chất chảy trong xương, chảy tràn vào các lỗ xốp của xương gạch khi nung giúp cho gạch có độ hút nước giảm đáng kể. Tràng thạch nóng chảy có khả năng hoà tan SiO2 hay sản phẩm phân huỷ của Cao lanh.

+ Làm giảm độ co của sản phẩm trước khi nung (do lượng đất sét quá nhiều) để tránh cho gạch có độ co quá mức, gây nứt, biến dạng sản phẩm trước nung giảm.

+ Tràng thạch càng nhiều làm cho độ hút nước càng giảm, tuy nhiên nếu tràng thạch tăng quá mức sẽ làm cho độ bền cơ của sản phẩm giảm.

Tràng thạch được nhập khẩu chủ yếu tại Tây Ban Nha và Italy.

Xem thêm: Cách phối màu gạch lát nền và gạch ốp tường chuẩn nhất.

Cao lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh, … Công thức hóa học của Cao lanh là Al2O3.2SiO2.2H2O. Chúng có tính dẻo vừa phải, có lẫn các mảnh vụn mica, thạch anh… cao lanh dễ bóp nát vụn.

Các phân tử nước giữa các cụm mạng lưới tinh thể của nó rất ít nên kaolinite không có khả năng liên kết với nước. Cao lanh có màu trắng, trắng xám rất tốt cho quá trình làm gạch men.

Trong quá trình sản xuất gạch men cao lanh được biết đến với những tác dụng như:

– Làm giảm độ co quá mức của đất sét (nhiều đất sét thì độ co lớn gây nứt và biến dạng sau nung) ngoài ra cao lanh còn có tác dụng làm trắng xương mà đất sét thì không có khả năng này.

– Hàm lượng Al2O3 trong cao lanh giúp xương làm giảm độ biến dạng trong quá trình nung.

-Cao lanh có chứa các ion Al 3+ phân huỷ ở nhiệt độ cao, khuếch tán trong tràng thạch nóng chảy tạo điều kiện xuất hiện khoáng Mullite. Khoáng này sẽ cứng lại khi làm nguội làm tăng độ bền cơ, bền nhiệt.

Xem thêm: Gạch vân đá – Tái tạo không gian sống đạm chất thiên nhiên

Phân biệt gạch ceramic và gạch porcelain

Như vậy, tràng thạch và cao lanh là hai nguyên liệu quan trọng trong sản xuất gạch ốp lát hiện nay. Tỷ lệ cao lanh và tràng thạch trong khâu sản xuất khác nhau sẽ cho ra những thành phẩm khác nhau, vì vậy các kỹ sư phải làm việc rất tỉ mỉ chính xác để cho ra đời những viên gạch ốp lát chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.