Bằng Tiến Sĩ In English

Bằng Tiến Sĩ In English

Bằng thạc sĩ, huy chương Lực Lượng Biệt Kích.

Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024

Thực hiện kế hoạch đào tạo sau đại học năm 2024, sáng ngày 02/7/2024 Học viện Quản lý giáo dục tổ chức Lễ Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024.

Đến dự Lễ Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024, có đại diện Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Hội đồng trường, các khoa, phòng và các giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học của Học viện đặc biệt là sự có mặt của 04 Tân Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục và 93 Tân Thạc sĩ gồm: 01 Thạc sĩ ngành CNTT, 15 Thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng, 77 Thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục; trong đó có 01 Tiến sĩ và 05 Thạc sĩ là lưu học sinh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

PGS.TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, thay mặt cho lãnh đạo và tập thể sư phạm Học viện phát biểu và chúc mừng

Trong Lễ Trao bằng cho các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ. PGS.TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục, thay mặt cho lãnh đạo và tập thể sư phạm của Học viện đã phát biểu và chúc mừng các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ đã cố gắng nỗ lực vượt qua các khó khăn, nỗ lực học tập và nghiên cứu để hoàn thành xuất sắc  khóa đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của mình tại Học viện và mong muốn trong thời gian tới khi trở về đơn vị công tác hay tham gia vào môi trường làm việc mới các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ tiếp tục nỗ lực cố gắng, phát huy thế mạnh của mình và những kiến thức đã thu hoạch được trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc của bản thân và đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đồng thời rất mong muốn đối với các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ nhận bằng hôm nay tiếp tục nỗ lực nghiên cứu khoa học để trở thành những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo quản lý có nhiều công trình nghiên cứu khoa học để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển nghiên cứu khoa học của đất nước, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững của nhân loại.

Tân thạc sĩ Nguyễn Thị Tú Uyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh khai phát biểu cảm ơn

Thay mặt cho các tân tiến sỹ, tân thạc sỹ nhận bằng tốt nghiệp năm 2024, cô Nguyễn Thị Tú Uyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục đã cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo Học viện, các thầy giáo, cô giáo, các khoa, Phòng Quản lý Đào tạo – Giáo dục chính trị và công tác sinh viên, các phòng, ban chức năng cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Học viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nghiên cứu sinh, học viện cao học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Hôm nay, sau quá trình cố gắng học tập, nghiên cứu được nhận tấm bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ đầy vinh dự này, chúng em sẽ cố gắng tiếp tục phát huy hơn nữa những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và sẽ tiếp tục nghiên cứu, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công việc được giao.

Những hình ảnh buổi Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024:

Mỗi năm, hàng ngàn tiến sĩ ra lò

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết tại Hội nghị tổng kết năm học khối ĐH, CĐ vừa qua, hiện tổng số giảng viên trong các trường ĐH hơn 70 nghìn người, tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là gần 17 nghìn người (tăng thêm 21,4%) và thạc sĩ là hơn 43 nghìn người (tăng thêm 6,6%).

Cũng theo bà Phụng, tính đến hết năm học 2016-2017, có 235 trường ĐH, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT đến năm 2020, cả nước sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, đến năm 2016 số lượng tiến sĩ được đào tạo đã gần 14 nghìn người. Chỉ còn 4 năm nữa, số lượng tiến sĩ được đào tạo sẽ là 6.000 người, mỗi năm sẽ có 1.500 tiến sĩ được đào tạo.

Điều đáng nói ở đây, theo số liệu thống kê chính thức của Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT thì từ năm 2001 - 2010, trong 10 năm đào tạo, cả nước mới đào tạo được hơn 4000 tiến sĩ. Nhưng chỉ trong 6 năm, từ 2010-2016, cả nước đã đào tạo thêm được 10.000 tiến sĩ, gấp 2,5 lần số lượng tiến sĩ được đào tạo khoảng thời gian 10 năm trước đó. Với tốc độ tăng như hiện nay thì mục tiêu năm 2020 có 20.000 tiến sĩ của Bộ GD-ĐT sẽ không mấy khó khăn.

Mặc dù Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Bởi lẽ, chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế. Theo thống kê của Bộ KH-CN, hiện nay cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS.TS Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) từng bày tỏ rằng số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới.

PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ, chưa trường ĐH nào của Việt Nam dám khẳng định nghiên cứu khoa học mang nguồn thu hỗ trợ lại trường. Ngay tại ĐH Bách khoa Hà Nội, kinh phí từ hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao khoa học công nghệ hiện nay cũng có nhưng không nhiều, dao động từ 60 tỷ đến 100 tỷ/năm. Có giảng viên tiếp cận được với nguồn kinh phí của quỹ Nafosted thu nhập tương đối tốt, nhưng số này không nhiều dù hàng năm ĐH Bách khoa có khoảng 250 đến 300 bài được đăng trên tạp chí ISI. Và cũng có một thực tế, khi nhà nhà, trường trường đều đào tạo tiến sĩ thì giảng viên với hàng ngàn giờ dạy hàng năm, sẽ chẳng có thời gian dành cho nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, theo không ít chuyên gia giáo dục ở khối trường kinh tế, có những GS, PGS mỗi năm hướng dẫn cho hàng chục nghiên cứu sinh! Trong khi, để luận án thực sự chất lượng thì mỗi GS, PGS chỉ nên hướng dẫn cho 1,2 người mà thôi…

Tại ĐH Bách khoa Hà Nội, theo PGS.TS Trần Văn Tớp, thu nhập trung bình của giảng viên trong trường gần đạt mức 15 triệu đồng/tháng. Trong đó bao gồm lương I là mức lương theo quy định của Nhà nước, lương II là trả theo công việc của từng người. Các trường cũng giống như các doanh nghiệp, đều phải tìm mọi cách để giữ chân giảng viên. Nếu thu nhập thấp, giảng viên sẽ tìm việc nơi khác.

Hiện tượng này ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn có, kể cả trưởng khoa, phó khoa cũng chuyển đi. Không phải họ tìm đến một trường ĐH khác mà đến một cơ quan làm việc nào đó không liên quan đến đào tạo. Ngoài hiện tượng chuyển việc, chuyển trường, có những giảng viên ngoài dạy ở trường còn thỉnh giảng tại trường khác. Trường biết nhưng cũng không thể cấm, mà xem như tìm mọi cách để tăng thu nhập cán bộ. Bởi lẽ, với những giảng viên trẻ được phong PGS thì mức lương được khoảng 10 triệu/tháng, những GS, PGS lớn tuổi mức lương cao hơn vì có phụ cấp thâm niên khoảng 12 - 13 triệu. Còn mới tốt nghiệp ĐH hoặc tiến sĩ thì rất thấp.

Theo quy định, tiến sĩ bắt đầu về dạy nhận 80% của mức lương 3.0. Tuy nhiên, ở Bách khoa, trường hỗ trợ bằng cách cho các tiến sĩ được nhận 100% mức lương này, tương đương khoảng 3,5 triệu/tháng. Cộng với 25% phụ cấp đứng lớp thì lương cơ bản của tiến sĩ mới tốt nghiệp về trường dạy khoảng 5 triệu đồng/tháng. Do đó, để đảm bảo đời sống cho giảng viên, trường phải tính toán lương II. Lương này dựa trên cân đối thu - chi của đơn vị sự nghiệp có thu và khối lượng công việc mà giảng viên làm trong năm. Tính thu nhập trung bình giảng viên của trường trong năm 2016 khoảng 13 triệu/tháng. Như vậy, theo PGS.Trần Văn Tớp, kể cả các trường được tự chủ thì vẫn rất khó tăng thu nhập cho giảng viên. Vì nguồn thu chủ yếu của các trường ĐH Việt Nam hiện nay là học phí.

Cũng vì thu nhập còn thấp nên ngay cả trong nghiên cứu khoa học, các giảng viên cũng “chân trong, chân ngoài”. Dù nhà trường mới được Chính phủ giao thí điểm thực hiện tự chủ từ năm 2016, nên bắt đầu từ K62 (sinh viên năm nay nhập trường), trường công bố công khai lộ trình tăng học phí toàn khóa học theo mức quy định đối với trường tự chủ. Tuy nhiên, học phí giữa các ngành trong trường không giống nhau. Với những ngành thu hút người học, sinh viên ra trường lương cao, dễ kiếm việc làm thì học phí cao hơn so với những ngành ít thu hút người học.

Những ngành ít thu hút người học, học phí chỉ cao hơn mức trần học phí của trường ĐH công lập chưa được tự chủ một chút. Cũng theo PGS Trần Văn Tớp, được tự chủ tài chính không có nghĩa là các trường có thể tự do tăng học phí. Nếu học phí cao quá, người học không chịu được thì tuyển sinh sẽ rất khó khăn…

Có thể nói, hiện còn tồn tại khá nhiều tréo ngoe trong đào tạo và thu nhập của không chỉ tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục. Vì thế, khi mà tiến sĩ  đào tạo ồ ạt, lương thấp, giảng viên cật lực “chân trong, chân ngoài” “năng nhặt chặt bị”, thì những luận án tiến sĩ “hài hước” như thời gian qua là điều dễ hiểu…